Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

10 thủ thuật để có thứ hạng cao trên Google

Những năm trước đây, để một website hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm là một điều không khó. Chọn một tên miền, tìm hiểu một số mã HTML cơ bản, tiến hành một số nghiên cứu từ khóa, tạo ra một số thẻ tiêu đề và các thẻ meta, cuối cùng là tạo ra một nội dung khoảng 250 từ. Như thế là bạn đã hoàn thành xong nhiệm vụ.


Gần đây, với sự đòi hỏi khắt khe của Google với những quy tắc về chất lượng nội dung, thì việc website xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, nhất là xuất hiện ở top đầu là một điều không còn dễ dàng nữa!

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn giải quyết với những thuật toán của Google.

1. Tìm hiểu và thực hiện một số chiến lược marketing cơ bản

Bắt đầu với một kế hoạch marketing. Đó là một sự khởi đầu hoàn hảo

Chưa bàn đến các vấn đề như từ khóa, nội dung... Việc đầu tiên nếu bạn muốn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là phải thực hiện những chiến lược marketing cơ bản. Marketing phải là điều đầu tiên bạn nghĩ tới.



Cho dù bạn đang SEO website cho một người quen, một website bán hàng tư nhân hay 1 website mang tầm quốc gia mà không thực hiện chiến lược marketing đầu tiên thì đúng như một chiếc thuyền mà không có mái chèo. Bạn hiểu ý tôi muốn nói chứ?

Khi tôi bắt đầu tuyển nhân viên cho công ty SEO của tôi vào năm 2003, điều đầu tôi muốn họ làm, là hãy đọc và suy ngẫm thật kỹ cuốn sách "Marketing for Dummies" để đưa ra một số nguyên tắc marketing cơ bản.

Họ phải trả lời được những câu hỏi dưới đây:

- Chủ đề website của bạn là gì?
- Sự khác biệt trong website của bạn?
- Tại sao người dùng phải quan tâm đến website đó?
- Phân khúc người dùng mà bạn hướng tới (phân theo độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý)?
- Thông điệp và những phương tiện truyền thông bạn sử dụng để kết nối với người dùng?
- Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
- Tại sao Google phải xếp hạng website của bạn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh?

Tiến hành nghiên cứu, phân khúc người dùng, thiết lập mục tiêu chính của chiến dịch SEO, và sau đó đảm bảo theo dõi được tiến độ của chiến lược SEO để đánh giá những thành quả đạt được.

Một chiến lược bạn phải thiết lập cho nội dung bao gồm: chủ đề website, thời gian và những trang phân phối. Thực hiện chiến lược marketing chính là bước đệm để bạn tối ưu hóa chiến lược về nội dung này.

2. Thiết lập cấu trúc trang web

Tạo chủ đề cho website, việc cần thiết bây giờ là hãy thiết lập cấu trúc trang web, để các nội dung được sắp xếp một cách hợp lý.

Để thiết lập được cấu trúc trang web, việc đầu tiên, như tôi đã đề cập, đó là tạo chủ đề cho website. Việc này tưởng như khó khăn nhưng hoàn toàn không phải thế. Với việc thực hiện các nghiên cứu marketing cơ bản bên trên, bản có thể tạo chủ đề cho website một cách dễ dàng. Một điều bạn cũng nên xem xét trước khi thiết lập cấu trúc trang web là thực hiện các nghiên cứu về các đối tượng khác, cụ thể như từ khóa.


Để tìm hiểu thêm về chiến dịch nghiên cứu từ khóa hãy vào phần tìm kiếm của diễn đàn thegioiseo.com để tìm kiếm các bài viết đã đăng và nghiên cứu từ khóa.

Sau đó, thiết lập cấu trúc website xung quanh chủ đề đã đưa ra, đảm bảo nội dung phải hoàn chỉnh và có sự khác biệt. Phân chia trang web của bạn thành những chủ đề nội dung nhỏ, thích hợp. Điều này sẽ giúp cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm có thể xác định một các dễ dàng chủ đề nội dung của website, và xếp hạng cho những chủ đề đó.

Nếu website của bạn không phải là Amazon.com, thì đương nhiên website của bạn không thể chuyên sâu vào mọi vấn đề được. Tốt nhất là chỉ tạo ra một nội dung xuyên suốt cho website, và hãy cố gắng tối ưu hóa nội dung đó.

Lời khuyên: Nếu bản phải tranh luận với các nhà thiết kế web hoặc các nhà quản lý marketing về vấn đề cấu trúc trang web thế nào để phù hợp với SEO. Đừng quá phân vân, bạn đang thiết kế cấu trúc SEO theo nội dung, và cứ hãy triển khai theo hướng đó. Hãy chỉ suy nghĩ và đưa ra những điểm hữu ích trong lời khuyên của họ.

3. Xây dựng chiến dịch marketing kỹ thuật số

Chiến dịch marketing kỹ thuật số là hình thức marketing sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật số (Internet, thiết bị di động, các kênh tương tác) để quảng bá sản phẩm dịch vụ đến các khách hàng với chi phí thời gian và tiền bạc hợp lý

Ngày nay, các cuộc thảo luận về SEO rất phổ biến, với những chủ đề xoay quanh mỗi quan hệ của SEO với marketing trên Internet, ngành khoa học tìm kiếm. Tôi đã từng nghe về tất cả, những vấn đề nêu trên, nhưng chưa có một nhận định nào đúng về bản chất của SEO.


Với ý nghĩ đó, tôi đã có định nghĩ SEO cho riêng mình. SEO là quá trình tối ưu hóa mọi thứ liên quan đến website (Search Everywhere Optimazation). Bởi vì là một SEO-er, chúng ta luôn hi vọng, khách hàng có thể biết tới mọi thứ trang website thông qua những click chuột vào kết quả tìm kiếm hữu cơ.

Để thực hiện được chiến dịch tối ưu hóa mọi nơi trên website (Search Everywhere Optimation), những chiến lược marketing kỹ thuật số là là điều thực sự quan trọng.

Có rất nhiều những phương pháp marketing kỹ thuật số bạn có thể áp dụng với website. Hai phương pháp bạn sử dụng phổ biến nhất là marketing qua email và quảng bá online qua các phương tiện xã hội.

Các chiến lược marketing kỹ thuật số, nhìn chung, sẽ giúp bạn:

- Phát triển số lượng khách hàng trung thành
- Phát triển uy tín thương hiệu như là một chuyên gia trong ngành
- Xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các công ty có sức ảnh hưởng trong ngành
- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng
- Thu hút khách hàng mới vào trang web của bạn
- Giảm tỷ lệ thoát (bounce rate)

4. Thiết kế nội dung thích hợp với nhiều loại màn hình

Hãy tạo ra một thiết kế trang web dễ sử dụng và hoạt động tốt, nhanh chóng trên tất cả các thiết bị - đặc biệt là điện thoại di động và máy tính bảng.

Tại sao lại là điện thoại và máy tính bản? Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các thiết bị mobile trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Google đã từng khẳng định rằng, website mà có thiết kế không tạo được những trải nghiệm tốt cho mobile là những website mà Google đánh giá thấp, và chắc chắn sẽ không được xếp hạng cao trên Google.


Thường thì đây là yếu tố mà các SEO-er hay quên. Nhưng từ giờ hãy nhớ rằng, việc tối ưu hóa website bao gồm cả tối ưu hóa thiết kế cho thiết bị di động ( một trang web mà có của cấu trúc URL riêng, thường có thêm tên miền phụ "m." trước URL bình thường). Điều đó cũng có nghĩa hay tạo ra thiết kế trang web, linh hoạt, dễ thay đổi và thích nghi với các phiên bản máy tính cũng như điện thoại.

Sử dụng thiết kế linh hoạt để phát hiện các thiết bị và điều chỉnh cách bài trí phù hợp có thể là một phương pháp tối ưu nhất. Bạn chỉ có một URL cho bất kỳ loại thiết bị nào nhưng sẽ có sự điều chỉnh về giao diện cho riêng từng loại thiết bị. Phương pháp này hoạt động hiệu quả trên smartphone, máy tính bảng, laptop...

Phương pháp này có khá nhiều ưu điểm: bộ máy tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu một cách hiệu quả, chuyển hướng nhanh, và chỉ một trang duy nhất để bộ máy tìm kiếm lập chỉ mục và xếp hạng. Người dùng và Google đều hài lòng về phương pháp này.

Google khuyên bạn không ngăn chặn sự thu thập dữ liệu từ các nguồn như CSS và JavaScript vì những nguồn này cần dữ liệu để xây dựng nên một thiết kế linh hoạt cho web của bạn.

Một nhược điểm của phướng pháp này là tốn nhiều thời gian tải trang. Hãy chắc chắn rằng các thiết bị di động có thể tải nội dung trang một cách nhanh chóng không phải tốn nhiều thời gian tải các nội dung nặng (như video và các quảng cáo - bạn nên không hiển thị cho người sử dụng mobile). Điều này gây cản trở cho người dùng mobile. Nếu một vấn đề với các nội dung là vấn đề cần thiết cho web mobile, hãy xem xét phướng pháp tiếp theo mà tôi đề cập đến.

5. Tiến hành nghiên cứu truy vấn từ khóa

Nghiên cứu các truy vấn từ khóa để thức đẩy các nền tảng xã hôi, thấu hiểu thị trường tìm kiếm, và hiểu được những gì người dùng đang tìm kiếm với website của bạn.

Mục tiêu quan trọng nhất của việc nghiên cứu từ khóa là thấu hiểu được người dùng, mục tiêu và những gì họ đang mong đợi ở website của bạn. Từ đó, rút kinh nghiệm, tạo ra những nội dung mà họ cần, cũng như tối ưu hóa nội dung cho những từ khoa mà người dùng đang sử dụng.


Điều này có ý nghĩa gì?

Mỗi một tìm kiếm của người dùng đều có mục tiêu và hoàn cảnh nhất định:

- Mục tiêu người đung: người dùng đang muốn nói gì qua những truy vấn tìm kiếm của họ?
- Bối cảnh: Tìm kiếm được thực hiện ở đâu? Họ tìm kiếm bằng phương tiện gì (máy tính, điện thoại)?
- Từ đó xác định
- Thông tin: Tôi có thể rút ra được gì với những người dùng giống nhau cùng sử dụng một từ khóa tìm kiếm?
- Kết nối: Nếu tôi có thể xác định được người dùng này, họ có thể giúp gì được cho tôi (vị trí địa lý, thời gian)?


Nhìn chung, những truy vấn tìm kiếm web thể hiện rõ mục đích của khách hàng. Những câu hỏi đó nói lên nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin mà khách hàng hi vọng sẽ tìm đươc trong website của bạn. Sau đây là một số cách bạn có thể sử dụng dữ liệu tìm kiếm web của khách hàng để nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty.

Bước tiếp theo là xem xét những truy vấn tìm kiếm đó để đánh giá xem những truy vấn nào góp phần mang lại lợi nhuận cho công ty. Chúng tôi thống kê được một số câu hỏi của khách hàng như sau:

“Tôi có thể mua vé online cho cả gia đình ở đâu?”
“Tôi có thể nâng cấp từ vé ngày thành vé vào cửa cả năm được không ?”
“Tôi có thể nâng cấp từ vé vào cửa chỉ dành cho 1 công viên lên loại vé có thể dùng cho toàn hệ thống công viên của công ty được không?”
Kết thúc cuộc điều tra, chúng tôi thống kê được rằng khỏang 15% số truy vấn và hơn 225.000 tìm kiếm góp phần mang lại lợi nhuận cho công ty. Hiểu một cách đơn giản là nếu một khách hàng muốn nâng cấp từ vé ngày lên vé năm, thì dựa vào kết quả tìm kiếm, công ty sẽ tạo nên cho họ một website mới mà cho phép họ chuyển đổi trực tuyến hoặc ít nhất trang web đó sẽ có những hướng dẫn về cách thức, địa điểm để khách hàng có thể chuyển đổi vé thành công

Một điều chúng ta có thể thấy rõ rằng, việc nghiên cứu truy vấn đã giúp cho công ty đó hoàn thiện hơn về hệ thống dịch vụ cũng như hệ thống sản phầm. Những câu hỏi tìm kiếm của khách hàng chính là cơ sở cho công ty tạo ra những website với những nội dung mới, để giải quyết như cầu của khách hàng. Hiểu 1 cách đơn giản, ví dụ như chính những câu hỏi tìm kiếm về cách thức đặt vé online hay cách nâng cấp loại vé đã làm cho công ty phát triển thêm các website về đặt vé online và nâng cấp vé. Và điều đó, cũng đồng nghĩa rằng, bạn đã tối ưu website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm với người dùng

6. Hãy tạo ra một nội dung có độ dài vừa đủ.

Không có một độ dài lý tưởng nào cho nội dung trang web. Mội nội dung chất lượng không cần quá dài, mà chỉ cần đáp ứng mục đích sử dụng và phù hợp với những gì người dùng đang tìm kiếm.

Tôi nhớ thời điểm khi mà mọi người đều thích sử dụng chức năng đếm số từ cho nội dung trên website. Đó cũng là khi mà mật độ từ khóa được nhồi nhét một cách kinh khủng. Những ngày đó đã chấm dứt khi càng ngày, Google càng cập nhật nhiều thuật toán về vấn đề này.


Sự thật là:

Hãy tạo ra nội dung có đội dài vừa đủ, không quá dài cũng không quá ngắn!

Thực sự là không có một nghiên cứu nào chỉ ra chiều dài lý tưởng của một trang web. Bởi, 1 trang web dù có bao nhiêu từ cũng phải đảm bảo được những yếu tố và tính năng nhất định.

Hãy xem xét những yếu tố dưới đây:

- Tính độc đáo của trang so với các trang khác trên website
- Tính độc đáo của trang so với các trang trên các website khác
- Giá trị nội dung mà nó mang lại cho người dùng? (Nó có đáp ứng được với những gì người dùng tìm kiếm. Điều này có thể xem xét thông qua số lượng truy cập, thời gian truy cập trên trang, số lượng chia sẻ, kết nối . . )
- Khả năng truy cập vào trang đó từ trang chủ của website (thông qua nhấp chuột).
- Khả năng, sức thu hút của nội dung với các phương tiện (hình ảnh / video / văn bản). Có được hình ảnh, video trong nội dung sẽ dễ dàng thu hút và lôi cuốn người dùng hơn.

Bạn có thể thấy đấy, không có yếu tố nào được đề cập bên trên chỉ ra, bao nhiêu là số lượng từ cần thiết cho mội nội dung. Không quan trọng dài hay ngắn, miễn là nội dung của bạn chất lượng, có ích cho người dùng. Như thế, sẽ được Google đánh giá cao trên trang kết quả tìm kiếm.

7. Các thẻ nội dung

Các thẻ meta description, title, meta keywords... sẽ giúp người đọc biết được loại nội dung trong liên kết mà họ sắp truy cập.

Ngoài ra những thẻ meta này cũng giúp cho Google Spider biết được website đó mang nội dung gì và hướng người dùng đến với website của họ dựa trên các truy vấn tìm kiếm mà người dùng đang tìm kiếm. Trong đó thể titile là quan trọng nhất.


Hãy tưởng tượng hàng ngàn các Google Robot nhỏ xíu đi vào trang web tìm kiếm những nội dung liên quan đến hàng triệu truy vấn tìm kiếm. Khi các Googlebot tìm thấy website của bạn, những thông tin quan trọng nhất mà chúng thu thập được là các Tiêu đề của trang.

Thẻ tiêu đề đặt tiêu đề cho mỗi trang ở giữa 2 phần mở đầu và kết thúc của tag tiêu đề trong mã HTML của bạn.

Các tiêu đề trang được hiển thị:

- Trong thanh trên cùng của trình duyệt web ở trang mà hiện tại bạn đang xem.
- Trên dòng trên cùng của mỗi truy vấn trong các kết quả tìm kiếm.
- Text ngầm định được sử dụng cho việc đánh dấu một trang web trong trình duyệt.

Hãy bắt đầu với một đầu đề hấp dẫn rồi mới làm SEO (tối ưu website cho các bộ máy tìm kiếm)
Khi site của bạn xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm, Tiêu đề là cơ hội đầu tiên mà bạn phải nhận thấy và gây ấn tượng. Một tiêu đề hứa hẹn một lợi ích đối với các khách hàng tiềm năng sẽ làm tăng cơ hội được nhấp chọn. Nếu không có một tiêu đề khuyến khích nhấp chọn thì tất cả các nỗ lực SEO nhằm thúc đẩy site bạn trong kết quả tìm kiếm sẽ bị lãng phí.

Phương pháp SEO cho thẻ tiêu đề:

Trước khi bạn có thể tối ưu thẻ tiêu đề của mình, bạn sẽ cần nghiên cứu các từ khóa SEO có giá trị nhất. Về chiến lược, kết hợp các từ khóa của bạn vào thẻ tiêu đề là một thủ thuật SEO mạnh mẽ. Hãy chắc là sử dụng các từ khóa tương tự trên thẻ tiêu đề trong các nội dung của trang web.

Các lời khuyên hàng đầu để tối ưu thẻ tiêu đề cho các bộ máy tìm kiếm

- Đặt các từ khóa quan trọng nhất lúc bắt đầu.
- Viết các tiêu đề sử dụng chữ hoa, như tiêu đề của một cuốn sách.
- Hãy để chiều dài của tiêu đề tối đa là 65 ký tự.

Tránh các lỗi tối ưu thẻ tiêu đề

- Không đặt tiêu đề gì. Có hơn 35 triệu trang web được gọi là: “Tài liệu không tên”. Chúng chắc chắn chẳng có giá trị SEO nào.
- Tất cả các thẻ tiêu đề trang giống nhau sẽ bỏ lỡ một cơ hội SEO lớn. Tối ưu mỗi trang với thẻ tiêu đề riêng của nó.
- Lãng phí không gian với việc đặt đầy các từ. Sử dụng các cụm từ chính xác. Cân nhắc từng từ. Sử dụng ký tự “nét thẳng đứng” để phân cách các cụm từ.
- Nhồi nhét từ khóa. Không ai sẽ click vào một tiêu đề trong các kết quả tìm kiếm mà chỉ bao gồm một mớ những từ khóa. Google cũng không thích điều đó.

8. Đừng lạm dụng tối ưu hóa quá mức.

Đó là một điều phổ biến với nhiều SEO-er và là một yếu tố họ nên khắc phục.

Bạn có bị "tấn công” bởi các bản cập nhật Panda hay Penguin của Google không? Bạn có đang đấu tranh để khôi phục lại thứ hạng website, hay đã hoàn toàn bình phục nhưng vẫn lo lắng không yên về lần cập nhật tiếp theo? Dù bạn tự nhận mình là chuyên gia SEO hay chỉ làm SEO vào những lúc rảnh rỗi, việc kiểm tra và đánh giá lại website để đảm bảo không yếu tố nào bị Google “kết tội” tối ưu hóa quá mức là một hành động khôn ngoan, khi các hình thức thanh lọc và hình phạt Penalty ngày càng trở nên nghiêm khắc.


Nhiều SEO-er đang quá tham lam, họ dùng mọi thủ thuật để tối ưu hóa một website quá mức cho phép, như lạm dụng anchor text, các liên kết ở đầu trang, cuối trang. Cái gì quá mức cho phép cũng không tốt. Hãy luôn luôn sử dụng ở một chừng mực nhất định để tránh Google nhòm ngó tới website của bạn.

Tối ưu hóa ngày nay nên được tập trung xung quanh việc tạo ra một trải nghiệm thân thiện người dùng, với các liên kết nội bộ và nội dung có lợi cho người dùng và được Google đánh giá cao. Đó mới là điều bạn nên hướng tới.

Chân trang web có số lượng lớn liên kết được thêm vào chưa hẳn đã là một điều tốt. Điều đó đôi khi sẽ làm Google đánh giá thấp website của bạn và xem xét website của bạn như một web spam. Chung quy lại, tất cả những điều tối muốn nói ở đây là, hãy chắc chắn đừng có bất cứ một hành động spam nào trên website của bạn. Điêu đó chỉ làm Google đánh giá thấp và xếp hạng thấp cho website của bạn, hoặc nặng hơn, website của bạn sẽ phải chịu những hình phạt thích đáng từ Google.

9. Tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng

Cải thiện những trải nghiệm cho người dùng không chỉ làm tăng lòng tìn, độ tin tưởng của người dùng, mà còn làm họ dễ dàng có những chia sẻ nội dung đó trên các trang xã hội.

Trang web của bạn cần cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi đâu họ cần. Điều quan trọng là suy nghĩ về cách người dùng sử dụng trang web của bạn khác nhau trong các trường hợp khác nhau. Đảm bảo xem xét ràng buộc về thời gian của họ, cho dù họ đang sử dụng thiết bị di động hay máy tính.


Sử dụng các mẹo này để giúp bạn nghĩ về những trường hợp sử dụng mà người dùng của bạn có thể trải nghiệm:

- Trường hợp: Những trường hợp nào mà người dùng trong đó tạo ra chúng để tìm kiếm thông tin trên trang web của bạn?
- Giới hạn tính năng: Phiên bản trên điện thoại di động của trang web chỉ nên bao gồm các tính năng cốt lõi của trang web mà chúng sẽ giúp người dùng của bạn tìm thông tin họ đang tìm kiếm. Lưu các tính năng nâng cao khác cho trang web trên máy tính để bàn nơi người dùng của bạn có thêm một chút thời gian.
- Tốc độ: Người dùng chỉ có vài giây do đó, hãy đảm bảo trang web của bạn tải nhanh như chớp. Công cụ Tốc độ trang ​​của Google có thể giúp bạn tối ưu hóa thời gian tải.
- Khoan dung: Người dùng mắc lỗi, đặc biệt trên điện thoại di động. Hãy để họ dễ dàng hoàn tác và quay lại vị trí trước đó mà không phải sử dụng nút quay lại.

10. Luôn hướng đến những liên kết tự nhiên.

Hãy tạo ra những nội dung chất lượng, những liên kết tự nhiên sẽ đến với website của bạn.

Đừng sử dụng những thủ thuật để có được những liên kết không tự nhiên. Không sớm thì muộn, những liên kết đó cũng sẽ bị Google phát hiện, mang lại ảnh hưởng xấu cho website của bạn.


Có lẽ là một SEO-er, ai cũng biết điều đó. Nhưng vấn đề ở đây là, làm sao để tạo ra được nhiều liên kết tự nhiên?

Với những thay đổi gần đây với các chiến lược liên kết, ví dụ chiến lược liên kết từ các guest blog khách, các widget và thông cáo báo chí liên kết đã buộc SEO phải thích ứng với các anchor text kém chất lượng, người sử dụng tập trung nhiều hơn phải liên kết, và SEO-er đôi khi nên sử dụng “nofollow” trong nhiều liên kết.

Google không chỉ đưa ra một lời khuyên về việc xây dựng các liên kết tự nhiên, mà họ cũng đã tạo ra những thuật toán để ngăn cấm cũng như trừng phạt những website cố tình sử dụng những lên kết không tự nhiên. Thuật toán Penguin là một dẫn chứng cho điều này. Trong những năm tới, tôi dám chắc rằng, Google sẽ cập nhật nhiều thuật toán liên quan đến vấn đề này hơn nữa.

Mặc dù một lời khuyên luôn được Matt Cutt của Google đưa ra là hãy tạo ra nội dung lớn chất lượng – nó sẽ tự thu hút các liên kết tự nhiên, nhưng thực tế, SEO vẫn cần phải dựa vào các phương pháp tiếp cận, các phương pháp marketing để giới thiệu thương hiệu đến các trang web có liên quan với hy vọng họ sẽ là những đối tác, nhà tài trợ, và sẵn sàng gửi các liên kết tự nhiên đến website của mình. Như vậy, lời khuyên tốt nhất ở đây là gì? Kết hợp giữa một nội dung chất lượng và một chiến lược tiếp cận , quảng bá sẽ là một phương pháp hoàn hảo, mang lại những liên kết tự nhiên.

Còn với những liên kết không tự nhiên, bạn nên làm thế nào? Nếu bạn đã ý thức được về các ảnh hưởng tiêu cực của các liên kết không tự nhiên, hãy sử dụng các công cụ từ chối liên kết, hoặc sử dụng thuộc tính "nofollow" với các liên kết đó.

11. Xây dựng thương hiệu

Hãy xây dựng thương hiệu bằng các phương pháp online và offline thông qua các tổ chức, hiệp hôi, các trang xã hội …

Kể từ khi thuật toán Vince ra đời, vấn đề về thương hiệu là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết trên các kết quả tìm kiếm. Bởi Vince đã thay đổi nguyên tắc xưa kia, Google sẵn sàng xếp những website của những công ty có thương hiệu lên trước những công ty không có danh tiếng, không có thương hiệu với người dùng.


Thế nào là xây dựng thương hiệu online?

Thương hiệu là một các gì đó để lại ấn tượng và thu hút người dùng. Khi người dùng tìm kiếm, họ nhìn thấy những website đến từ thương hiệu đó, họ sẽ sẵn sàng click và truy cập vào. Như thế, cũng có nghĩa là, thương hiệu một phần là lòng tin và độ tin tưởng của nười dùng.

Xây dựng thương hiệu online là điều thực sự quan trọng. Bạn phải hiểu được điều đó. Có nhiều khi cả 3 kết quả đầu tiên của trang kết quả tìm kiếm đều đến từ một website? Vì sao vậy? Vì website đó đã xây dựng được thương hiệu, mà ngay cả Google cũng tin tưởng website đó.

12. Sử dụng Authorship (quyền tác giả) để xây dựng thương hiệu cá nhân.

Hãy đánh dấu và thông báo với Google về quyền tác giả cho những nội dung trên website của bạn.

Thương hiệu cá nhân cũng được ưa chuộng bởi công cụ tìm kiếm, đặc biệt trong việc Google đánh giá các trang web như một trang web hữu ích với người dùng, kết nối và tương tác với các thương hiệu mà họ tin tưởng.


Sự kết nối giữa nội dung, người dùng và thương hiệu là một điều hết sức quan trọng. Đó là cơ sở để tạo lập niềm tin của người dùng với một thương hiệu.

Với Authorship (quyền tác giả), hãy thông báo với Google bằng nhiều những phương pháp khác nhau để đảm bảo rằng các authorship của bạn được công nhận. Và nội dung đó sẽ được đánh dấu quyền tác giả với bất cứ chia sẻ nội dung nào. Có nhiều trường hợp, các website khác copy nội dung từ website của bạn, và thay đổi tác giải bài viết. Vì thế, việc làm Google xác nhận authorship ngay khi nội dung được tạo ra là một điều rất quan trọng.

Tại sao nên quan tâm đến Authorship? Hình ảnh của tác giả nội dung sẽ xuất hiện bên cạnh kết quả trong trang tìm kiếm. Điều đó sẽ thu hút người dùng, và cải thiện tỷ lệ click chuột!

13. Sử dụng các trang xã hội.

Hãy thiết lập profile và kết nối website có liên quan đến các đối tượng người dùng. Cách phổ biến nhất để thực hiện điều này ngày nay là các trang mạng xã hội.

Các dấu hiệu xã hội nên bao gồm:

- Thiết lập profile cho website trên các trang xã hội có liên quan.
- Tối ưu hóa profile về nội dung chủ đề cũng như vị trí địa lý
- Đăng các nội dung thú vị hoặc các thông tin, nội dung liên quan bằng profile đó trên các trang xã hội
- Kết nối với người dùng tiềm năng
- Tương tác, comment với người dùng


Các tương tác xã hội đã dần trở nên quan trọng hơn trong việc giúp thúc đẩy và đưa nội dung đến với người dùng. Không những thế, việc đề cập (mention) nội dung của bạn trên các trang mạng xã hội là một điều rất bổ ích. Những đề cập đó sẽ được bộ máy tìm kiếm thu thập và đánh giá xếp hạng.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc comment, share các nội dung trên trang mạng xã hội là một yếu tố quan trọng để thiết lập lòng tin của khách hàng vào công ty... nhưng cũng phải đám bảo đó là những mention, comment, share tích cực.

Kết luận

Còn rất nhiều chiến thuật khác để giúp một website được hiển thị với những kết quả đầu tiên của trang tìm kiếm, nhưng có lẽ 13 phương pháp trên là qua đủ để bạn xem xét. Nếu có những chiến thuật hay hơn, hãy chia sẻ dưới đây.

- Bài viết của tác giả Grant Simmons (SEW).

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Google đã hỗ trợ đồng tối ưu hóa cả tìm kiếm tự nhiên và tìm kiếm trả tiền

Với báo cáo mới đây về "Adwords trả tiền và tự nhiên" thì Google đã mở ra khả năng có thể cho chúng ta để phân tích và tối ưu hóa "search footprint" (Tạm hiểu là dấu chân tìm kiếm – mỗi lẫn chúng ta thực hiện 1 truy vấn sẽ được Google ghi lại).

Việc bổ sung chức năng này của Google gây ra đôi chút ngạc nhiên, bởi vì Google đã từng làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn các phân tích về đồng tối ưu hóa diễn ra.

Dưới đây là những gì Google tuyên bố về lợi ích từ báo cáo này:
- Phát hiện thêm các từ khóa: Sử dụng báo cáo này để phát hiện các từ khóa tiềm năng để thêm vào tài khoản Adwords của bạn bằng cách tìm kiếm các truy vấn mà chỉ làm xuất hiện các kết quả tìm kiếm tự nhiên của bạn (không bao gồm các quảng cáo có liên quan).
- Tối ưu hóa sự hiện diện của bạn trên các truy vấn có giá trị cao: Sử dụng báo cáo này để cải thiện sự hiện diện của bạn trên các kết quả trả tiền và làm chủ được các truy vấn có giá trị cao bằng các kết quả tìm kiếm tự nhiên.
- Phương pháp thay đổi toàn diện: Khi bạn kiểm tra sự cải thiện của website, các sự thay đổi Adwords, hay các từ khóa của bạn thì bản báo cáo này cũng giúp bạn dễ dàng hơn để biết được các ảnh hưởng khác nhau thông qua lưu lượng tìm kiếm tự nhiên, trả tiền,…

Tất nhiên Google muốn bạn sử dụng nó để ‘’find more words’’ (tìm thấy nhiều từ hơn) để bạn có thể đầu tư nhiều tiền hơn vào Adwords. Tôi rất thích quan điểm thứ 2 của Google là: tối ưu hóa sự hiện diện của bạn với các truy vấn có giá trị cao.

Tôi đã đi sai hướng trong chủ đề này. Tôi đã từng nói về khái niệm đồng tối ưu hóa (co-optimization) từ khi GoTo cung cấp các quảng cáo trả tiền vào năm 1998. Trong khoảng 2 năm trở lại đây tôi vẫn đang phát triển 1 công cụ giúp thực hiện giám sát trong quy mô doanh nghiệp. Rào cản lớn nhất ở đây là các đại lý quảng cáo không muốn mất doanh thu và các marketer không muốn bảo với ông chủ của họ rằng SEO thực sự có vấn đề.

Google cung cấp rất ít các chi tiết về cách sử dụng nó vì vậy tôi đã quyết định tìm hiểu sâu hơn vào nó 1 chút và sử dụng ảnh chụp màn hình để các bạn có thể nhận thấy 1 vài điều thú vị:


adwords-paid-and-organic-report

Bảng liệt kê tìm kiếm tự nhiên đã cải thiện tỉ lệ click trả tiền lên 64%

Vâng, điều này hoàn toàn chính xác. Bảng liệt kê tìm kiếm tự nhiên đã cải thiện số click trả tiền. Đây chính là điều Google muốn: tích hợp cả tìm kiếm tự nhiên và trả tiền. Hãy nhìn vào sự đóng góp mà bảng liệt kê tìm kiếm tự nhiên mới đạt được.

Tỉ lệ click trả tiền đã từng là 14.95% - 1 con số khá cao. Tuy nhiên, dường như có phép màu khi bảng liệt kê tìm kiếm tự nhiên xuất hiện, tỉ lệ click tìm kiếm trả tiềm nhảy vọt lên mức 41.77% - tăng hơn 64%.

Nếu tôi phải giải thích tại sao tỉ lệ click lại tăng thì đó là bởi vì sự nhận thức thượng hiệu. Tuy nhiên đôi khi cũng có thể trong khi sự nhận biết thương hiệu tìm kiếm tự nhiên đủ mạnh nhưng kết quả tìm kiếm tự nhiên lại không được hiệu quả như quảng cáo trả tiền.

Tôi đã từng viết về vấn đề này vào năm ngoái với 1 ví dụ từ Adobe – nơi mà quảng cáo trả tiền của họ lại vượt trội hơn tìm kiếm tự nhiên. Đó là bởi vì: bảng liệt kê tìm kiếm tự nhiên đã được bổ sung nhưng quảng cáo trả tiền còn cải thiện hơn nhiều. Điểu này giải thích tại sao thử nghiệm đầu tiên tôi bảo mọi người làm để đồng tối ưu hóa lại là hãy xác định xem có bao nhiêu trong số các từ khóa trả tiền xếp top của bạn không nằm trong các bảng liệt kê tìm kiếm tự nhiên.

Bảng liệt kê tự nhiên làm tăng lưu lượng chung lên gần 4 lần

Tìm kiếm phải trả cũng chỉ có 23956 lượt thăm(160244 truy vấn chia cho 14.95% -tỉ lệ click trả tiền). Vậy nên bằng cách thêm vào bảng liệt kê các kết quả tìm kiếm tự nhiên thì tổng số click vào kết quả trả tiền và tự nhiên đã tăng lên 110171, gần 4 lần con số trên (23956). Tìm kiếm tự nhiên cũng đã tạo ra 50000 click – khoảng 1 phần 3 tổng số truy vấn.

Hiện nay có 1 số người nói rằng bởi vì chúng tôi có kết quả tìm kiếm tự nhiên nên chúng tôi không cần tìm kiếm trả tiền. Họ có thể tuyên bố 1 thực tế gấy tranh cãi như vậy là vì kết quả tìm kiếm tự nhiên đã chiếm tới gần 37% tỉ lệ click – gấp 2.5 lần kết quả tìm kiếm trả tiền và tạo ra 49377 lượt thăm mà không tốn bất kì đồng xu nào.

Bạn cũng có thể lập luận rằng tỉ lệ click vào kết quả tự nhiên hơn 6.59% (36.88% và 30.29%).

Từ đây chúng ta có thể xác định được cái giá mà team SEO của chúng ta phải trả để mua các ‘’free clicks’’ này là $2,962.62 (49377 clicks tìm kiếm tự nhiên chia cho CPC –giá mỗi click $0.06).

Nhưng chúng ta cũng không thể phớt lờ con số 64% tăng trong tỉ lệ tìm kiếm trả tiền. Những tác động từ kết quả tìm kiếm tự nhiên đã tạo ra thêm 60736 click trả tiền và tạo ra 1 số tiền tăng khổng lồ $5,466.24 (60736 click trả tiền chia cho $0.09).

Kết luận
Những việc bạn nên làm ngay lập tức là:
- Bật chức năng này trong Adwords
- Tạo ra 1 bảng liệt kê các từ khóa có CPC cao nhất và xem có bao nhiêu từ không được xếp hạng?
- Với những từ khóa mà nằm trong cả tìm kiếm trả tiền lẫn tự nhiên thì có được đặt ở đúng trang hay không?

Tôi khuyên bạn nên dành thời gian vào việc phân tích các dữ liệu trên. Tôi đã từng chứng kiến hàng trăm trường hợp khi họ tìm hiểu sâu vào các dữ liệu này họ đã có được các cơ hội trên cả 2 loại tìm kiếm này.

- Bài viết của Bill Hunt (SEW).

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Đánh giá tiến độ Seo với khách hàng

Công việc thường xuyên của tôi vào đầu mỗi tháng là phải báo cáo cho khách hàng về tiến trình SEO và những thành công website đạt được trong tháng trước. Đó là thời gian để bạn xem xét, đáng giá chiến lược SEO cũng như những nỗ lực, cố gắng của bản thân mình.

Bạn đừng xem nhẹ công việc này. Đánh giá quá trình SEO không chỉ là, bạn xuất dữ liệu từ các công cụ Webmaster ra exel, gắn thêm logo để trông cho chuyên nghiệp, sau đó gửi cho khách hàng. Điều thực sự mà các bạn phải suy nghĩ là, các dữ liệu muốn chỉ cho bạn thấy điều gì và quan trọng hơn là nó có đáp ứng được mong đợi của khách hàng hay không?


SEO và quảng cáo trên Google

SEO ngày càng thay đổi, vì thế cách chúng ta đánh giá, báo cáo một chiến lược SEO cũng thay đổi. Những số liệu SEO bạn thống kê được có thể chứng minh, nó có đáp ứng như cầu của khách háng hay không.

Bản báo cáo SEO cần phải trả lời được những câu hỏi sau cho khách hàng:

- Quá trình SEO đã thực sự giúp bạn tối ưu kết quả tìm kiếm tự nhiên hay chưa?
- Những mong muốn của khách hàng đã được bạn hoàn thành với chiến lược SEO chưa?
- Những tác động của chiến lược SEO với tìm kiếm tự nhiên?
- Những cơ hội mới, được phát hiện để tối ưu hóa tìm kiếm tự nhiên?
- Có phát hiện ra bất kì một thương hiệu cạnh tranh mới nào hay không?

Vậy làm thế nào bạn có thể sử dụng những số liệu thống kê để đánh giá chiến lược SEO của mình với khách hàng? Làm thế nào để bạn có một chiến lược SEO làm hài lòng khách hàng?

Hãy làm theo 4 chỉ dẫn sau đây trong báo cáo tiến độ SEO hàng tháng để có một kết quả SEO tuyệt vời hơn:

1. Không chỉ đề cập đến thứ hạng website trong báo cáo SEO

Hầu hết chúng ta biết rằng mục đích của SEO không chỉ là làm một trang web xếp hạng đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm với những từ khóa ưu dùng, mà bên cạnh đó còn phải phát hiện ra những từ khóa mới, cơ tiềm năng để người dùng tìm ra website. Vì thế, trong bảng báo cáo, bạn không những đề cập đến thứ hạng của những từ khóa trước đây, mà còn đề cập đến những từ khóa mới có tiềm năng cho website của công ty.

SEO là quá trình liên tục phát hiện và phát hiện ra những từ khóa giúp chuyển đổi traffic và conversion - sau đó cái thiện thứ hạng của website với những từ khóa đó và xem xét lượng traffic và conversion mang lại từ từ khóa đó với các kết quả tự nhiên.

Số liệu để chứng minh những tác động của quá trình SEO bao gồm:

- Lượng view/ truy cập
- Vị trí của website trong các kết quả tìm kiếm hữu có
- Tỷ lệ conversion thông qua từ khóa
- Những trang của website được index trên trang kết quả

Return on Impact

2. Thiết lập và chỉ rõ mục tiêu

Đồng ý rằng, có một mục tiêu rõ ràng cho chiến lược SEO là một điều rất đúng đắn và giúp chúng ta duy trì sự tập trung. Đề cập đến những mục tiêu đó trong bản báo cáo SEO hàng tháng sẽ nhắc nhở khách hàng những gì bạn đang kết hợp với công ty để thực hiện. Hãy làm như thế, điều này sẽ nhắc nhở bạn đang phải làm gì trong quá trình SEO? Hãy đề ra mục tiêu cho website mà bạn đang SEO.

Một vài ví dụ về các mục tiêu mà chúng ta nên hướng tới:

"Tăng lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên lên 20% ​​so trong 2 tháng tới."
"Tăng gấp 3 lần số lượng những từ khóa mới mà mang lại lượng conversion cao cho website."


Để chứng minh hiệu quả và tiến độ với mục tiêu đã đề ra, những con số cụ thể về sự hiển thị của web là điều quan trọng nhất để khách hàng thấy rằng, bạn đang làm tốt mọi thứ.

Những dữ liệu SEO để chứng minh tiến trình của mục tiêu đã đề ra:

- Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên (cả về lưu lượng truy cập tổng thể của website, và lưu lượng của từng loại khách hàng như: khách mới, khách tiềm năng . . .)
- Sự đa dạng của backlink
- Từ khóa mới (không mang tên thương hiệu của công ty) được tìm thấy trong anchor text
- Tín hiệu xã hội trên các kênh truyền thông
- Số lượng từ khóa không mang tên thương hiệu, mang lại traffic cho website
- Số lượng từ khóa không mang tên thương hiệu, mang lại conversion cho website
- Số lượng trang được index trên trang tìm kiếm.

3. Phân tích những dữ liệu mà những công cụ phân tích cung cấp

Mục tiêu qua trọng nhất của SEO là sự phát hiện ra những từ khóa không mang tên thương hiệu, mà đem lại traffic cũng như conversion cao cho website. Sau đó, phải biết phân tích những dữ liệu traffic, conversion đó để rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn cho những chiến lược sau.

Cho dù bạn đang sử dụng Google Analytics, Coremetrics, Omniture, hoặc một hệ thống phân tích khác, thì điều quan trọng là thiết lập một số mục tiêu đơn giản. Hãy suy nghĩ đánh giá những dữ liệu mà các công cụ đó chỉ ra. Mục tiêu cao hơn, là bạn có thể sử dụng những dữ liệu đó để xem xét cho những chiến lược tiếp theo. Những bước đầu tiên, hãy đánh giá chính xác những số liệu thống kê đó:

a) Thời gian truy cập trên trang: Nếu thời gian khách truy cập trên trang lớn hơn 2 hoặc 3 phút, thì hãy xem xét tỷ lệ conversion với những người dùng đó. Và chúng ta có thể kết luận rằng bất cứ từ khóa nào dẫn người dùng đến 1 trang, mà họ muốn ở lâu trên trang đó, thì là những từ khóa có tiềm năng.

b) Số trang truy cập: Tương tự như thời gian truy cập trên mỗi trang, số trang truy cập có thể giúp chỉ ra rằng khách truy cập có đang quan tâm đến nội dung của website hay không. Tìm ra những từ khóa mà đưa người dùng đến trang sẽ giúp bạn tìm ra nhiều những từ khóa không mang tên thương hiệu, mà tiềm năng.

Hãy dành thời gian mỗi tuần để khám phá và phát hiện ra các từ khóa mới có tiềm năng mang lại traffic và conversion. Đề cập đến trong báo cáo hàng tháng của bạn, thảo luận với khách hàng của bạn về những cơ hội bạn có thể tạo ra với những từ khóa đó. Đây là một cơ hội để bạn chứng tỏ với khách hàng về năng lưc SEO của bạn.

4. Bộ Metrics & Hành động mục Drive - Số liệu mà không cần các hành động là vô ích.

SEO là một quá trình liên tục nêú bạn muốn suy trì khách hàng của tham gia vào các nội dung. Hãy khám phá những cơ hội thông qua các số liệu thống kê.

Dưới đây là một số số liệu thống kể sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó:

a) Sắp xếp từ khóa với tỷ lệ chuyển đổi từ cao nhất đến thấp nhất

Điều nên làm:

- Thực hiện nghiên cứu về từ khóa để xác định những cụm từ khóa mới liên quan. Các từ khóa này nên được đưa vào nội dung trang web để kiểm tra tính hiệu quả của từ khóa đó.

- Xác định các trang khác trên website mà xếp hạng không cao trên trang kết quả với những từ khóa nhất định. Từ đó tìm ra các biện pháp để tối ưu hóa các trang web đó.

- Nội dung của báo cáo phải dựa trên số liệu thống kê.

b) Những nội dung mới được index và xếp hạng

Xác định tất cả những trang trên website của bạn được xếp hạng và index. Các trang có thể được tối ưu hóa hơn nữa không? Nếu tỷ lệ conversion tăng thì có lẽ toàn bộ chiến dịch về nội dung nên tạo ra nên xoay quanh từ khóa này. Một khi điều này được xác định, hãy duy trì chiến lược nội dung và đánh giá trên những số liệu.

Tóm tắt

Báo cáo SEO nên được coi là một nghệ thuật hơn hơn là một báo cáo khoa học. Báo cáo SEO hàng tháng là một bằng chứng để bạn chỉ ra với khách hàng, những thành công mà bạn đạt được với website trong tháng vừa qua. Thay vì chỉ tập trung vào thứ hạng, hãy tạo ra nhiều vấn đề và cơ hội khác xoay quanh website trong bản báo cáo đó. Điều này không chỉ giúp bạn có được những phân tích tỉ mỉ áp dụng cho những chiến lược sau, mà còn giúp khách hàng tin tưởng và đánh giá bạn cao hơn.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

SEO và từ khóa: Nghĩ tới các chuyển đổi nhiều hơn là thứ hạng


highly-converting-keywords

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đã thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây và sẽ còn tiếp tục thay đổi. Tất cả các công ty SEO (ở mọi quy mô) đều phải đối mặt với những thách thức về việc cung cấp và giải thích các dịch vụ cho khách hàng.



Cách chúng tôi marketing, bán, cung cấp và báo cáo các dịch vụ về SEO thì đã không còn theo kịp với thời đại công nghệ hóa này và chúng tôi cần phải tăng tốc để bắt kịp ngay.

Nếu bạn hỏi các marketer ngày này rằng SEO là về cái gì thì họ có thể sẽ vẫn trả lời là: "tăng thứ hạng cho 1 website ở Google". Và đây cũng chính là những gì họ vẫn đang tìm kiếm trong việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ SEO của họ.

* Conversions: Tạm hiểu là chuyển đổi

Chúng tôi biết SEO là 1 quá trình dài và phải diễn ra liên tục. Cụ thể hơn, nó là quá trình liên tục khám phá các chuyển đổi và các từ khóa không thương hiệu mà vẫn có thể giúp tăng lưu lượng tìm kiếm tự nhiên cho 1 website. Quá trình SEO này không thể kết thúc và bắt đầu trong 1 kế hoạch cụ thể được định sẵn hay sẽ được hoàn thành chỉ sau 1 tháng nghiên cứu từ khóa. Dưới đây là quá trình gồm 4 bước mà yêu cầu 1 sự thay đổi văn hóa về SEO, bao gồm:

- Bán khái niệm về khám phá và tối ưu hóa việc chuyển đổi từ khóa.
- Phát hiện ra các từ khóa không thương hiệu àm vẫn giúp tăng lưu lượng truy cập và các chuyển đổi.
- Cung cấp các dịch vụ SEO bổ sung để tận dụng quá trình chuyển đổi từ khóa.
- Báo cáo quá trình chuyển biến của việc chuyển đổi từ khóa và nội dung.

Bước 1: Bán khái niệm

Nơi đầu tiên để giới thiệu các khái niệm về sự khám phá và tối ưu hóa việc chuyển đổi từ khóa là trong quá trình marketing của bạn và trong các cuộc đối thoại khi bán hàng. Rất nhiều khách hàng SEO (kể cả tiềm năng) vẫn muốn mua được vị trí tìm kiếm số 1 cho các từ khóa của họ. Mục tiêu này thực sự rất khó thực hiện và duy trì.

Thay vào đó hãy tránh việc đồng ý với khách hàng 1 list tất cả các từ khóa mà họ yêu cầu, và hãy chỉ liệt kê ra khoảng 10, 20 hay 30 từ khóa mà team của bạn có thể tối ưu hóa và SEO cho nó.

Và list từ khóa này được gọi là ‘’keyword gap’’

Mỗi khách hàng luôn 1 có list danh sách từ khóa riêng mà họ muốn xếp hạng trong khi đó chúng ta nên biết có 1 list danh sách sẽ khả quan hơn.

Đầu tiên, bạn nên có 1 sự chỉ dẫn về từ khóa để giải thích cho khác hàng hiểu về "keyword gap’’ của bạn. Hãy nêu ra ví dụ về 2 từ khóa dưới đây:

keyword-discovery-keyword-gap

Từ khóa nào tốt hơn?

- Từ khóa thứ nhất (condominiums for sale in Richmond) ở vị trí thứ 4 cho 1 trang cụ thể với 20 lượt thăm và 10 chuyển đổi.
- Từ khóa thứ hai (condos in Richmond) với 1 trang khác có 3 khách thăm và 1 chuyển đổi.

Dựa trên chủ đề của bài viết này, câu trả lời sẽ được đưa ra nhanh chóng là từ khóa thứ nhất ở vị trí thứ 4.

Lời khuyên: Dành thời gian vào các dự án bán hàng và các chương trình SEO của bạn để chắc chắn rằng các từ khóa bạn đang chuyển đổi vẫn đang ở trên các trang khác nhau. Hãy quyết định dựa trên các nguồn dữ liệu SEO tuyệt vời từ các loại nguồn, bao gồm SERPs, lưu lượng truy cập, và dữ liệu chuyển đổi. Hãy luôn tìm tòi để chủ động với các cơ hội tối ưu hóa.

Bước 2: Quá trình khám phá

Quá trình khám phá các từ khóa không có thương hiệu nên được thực hiện càng thường xuyên càng tốt. Khám phá các từ khóa mới, không có thương hiệu mà giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên cũng như các chuyển đổi và xác định xem liệu có 1 cơ hội để tối ưu hóa hơn nữa website cho những từ khóa này hay không.

Sự thành công của quá trình này phụ thuộc vào việc lập các mục đích và các sự chuyển đổi trong hệ thống phân tích của bạn. 1 trong những câu nói yêu thích nhất của tôi về SEO của tôi là: Nếu bạn không có 1 sự phân tích về mục tiêu và sự chuyển đổi trước thì cũng đừng nghĩ tới việc bắt đầu 1 quá trình SEO.

Các mục tiêu và các chuyển đổi trong hệ thống phân tích của ban đừng nên phức tạp. Hãy bắt đầu với các chuyển đổi đơn giản mà thôi.

Hãy nghĩ tới những gì bạn muốn các visitor của website của bạn làm. Bạn nên xem xét tới 1 lượt thăm ‘’thành công’’?
Đây là 1 vài ví dụ về các thông số giúp đo đạc 1 lượt thăm thành công (các chuyển đổi) từ tìm kiếm tự nhiên:

- Thời gian được dành cho 1 website: Nếu 1 visitor vẫn đang thăm website của bạn trong 1 khoảng thời gian nhất định (+3 phút) và tỉ lệ quay lại thấp thì tức là visitor đó đã đọc nội dung trên website của bạn. Nội dung đó có lẽ hấp dẫn với họ.
- Số lượng trang được thăm: Nếu visitor đó thăm 2 hoặc nhiều hơn 2 trang thì tức là họ thích thú với nhiều nội dung và đã đọc thêm
- Trang dịch vụ hoặc sản phẩm chính liên lạc với các trang bán hàng: Nếu mục đích của website chỉ là để thúc đẩy sản phẩm của 1 tổ chức, thì liệu 1 visitor có thăm website này không? Và rồi sau đó có thể họ tới trang bảng giá và trang bán hàng sản phẩm đó?
Lời khuyên:
- Lập các mục tiêu và các chuyển đổi trong phân tích của bạn
- Tìm kiếm các từ khóa không thương hiệu xếp top mà giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên và các chuyển đổi càng thường xuyên càng tốt.
- Hiểu được vị trí xếp hạng cho các từ khóa và cả trang hoặc website chứa từ khóa đó nữa.
- Hiểu được mức tìm kiếm cho mỗi từ khóa.
- Phân tích các trang được xếp hạng này và tìm kiếm các cơ hội để tối ưu hóa các từ khóa trên trang đó.
- Thực hiện các thay đổi và chờ đợi các thay đổi trong các vị trí, lưu lượng tìm kiếm tự nhiên, và các sự chuyển đổi quan trọng. Nếu có 1 số thay đổi tích cực, hãy tạo thêm 1 vài nội dung chứa các từ khóa đó và lại chờ đợi cho cac sự thay đổi.
- Báo cáo các từ khóa không thương hiệu đã được xác định cũng như quá trình tiển triển tới khách hàng.

Bước 3: Cung cấp thêm các dịch vụ SEO khác để tận dụng việc chuyển đổi từ khóa (Convert Keyword)

Khi 1 từ khóa không thương hiệu mới (non-branded keyword) được tìm thấy và được báo cáo tới khách hàng hãy thảo luận nhiều hơn về các từ khóa này và lên kế hoạch để tận dụng nó.

- Trang chỉ dẫn tới từ khóa đó là gì?
- Loại nội dung có thể được tạo và phân phối để hỗ trợ hơn nữa các từ khóa đó?
- Liệu có đáng để đàu tư hơn nữa vào SEO?

Ở lúc này, có 1 cơ hội để cung cấp thêm cho khách hàng các dịch vụ để tối ưu hóa và tạo ra các nội dung cho các từ khóa đã được xác định và thống nhất với khách hàng. Đây là lúc từ khóa nên được bao gồm trong chiến lược marketing nội dung và những kế hoạch xa hơn nữa cũng nên được lập ra trước cho các loại nội dung mà khách hàng yêu cầu.

Lời khuyên: Dành ra chút thời gian để thảo luận các từ khóa mới được xác định với khách hàng

Bước 4: Báo cáo sự tiến triển của quá trình chuyển đổi từ khóa và nội dung

Phương pháp xác định và tập trung chuyển đổi từ khóa sau đó kết hợp những từ khóa này vào chiến lược marketing nội dung yêu cầu 1 mức độ khác của việc báo cáo, nó rất khác với việc SEO liên quan tới backlink hàng tháng.

Bao gồm các dữ liệu về các chuyển đổi và các lượt thăm cùng với các dữ liệu về vị trí là 1 công đoạn tuyệt vời để giúp khách hàng hiểu được sự khó khăn để có được vị trí đầu tiên mà bạn vẫn đang cố gắng làm cho họ là như thế nào
Khi các từ khóa đó đã được đưa vào chiến lược marketing nội dung thì báo cáo nên được tập trung chuyển sang hiệu suất của các nội dung và chiến dịch marketing bạn đang thực hiên. Đây chính là nguyên tắc của SEO – là nơi các phương tiện truyền thông bắt đầu để ý tới.

Lời khuyên: Ảnh hưởng của các nội dung tới 1 website cho mục đich tối ưu hóa lưu lượng tìm kiếm có thể được tường thuật lại gồm:
- Vị trị đang có bị ảnh hưởng bởi các nhóm từ khóa mới này như thế nào?
- Có bao nhiêu backlink và các phương tiện truyền thông nên được tạo ra.
- Bao nhiêu lượt thăm và sự chuyển đổi từ khóa nên được liên kết vào chiến dịch marketing nội dung này.
Và quan trọng nhất là có bao nhiêu lượt bán được tạo ra nhờ nội dung đó.

Return on Impact

Kết luận
Các update thuật toán của Google đã làm thay đổi các phương pháp SEO. Các công ty markrting tìm kiếm có cơ hội phát triển việc kinh doanh của họ.

Tập trung vào khám phá việc chuyển đổi từ khóa mà bắt đầu với việc bán và các cuộc đối thoại marketing thông qua cung cấp và báo cáo sẽ tạo ra những kết quả về SEO bền vững hơn trong thời gian lâu dài cũng như làm cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc hơn!

- Bài viết của Krista LaRiviere (SEW).

Những yếu tố khi tìm kiếm giải pháp với phần mềm Seo?

Các công ty, tổ chức thường dựa vào những yếu tố nào khi muốn mua một phần mềm SEO phù hợp với website của mình? Có một số khía cạnh khác nhau nên được xem xét khi lựa chọn các phần mềm quản lý SEO. Bạn cần phải có một ý tưởng rõ ràng về những chiến lược tìm kiếm thích hợp với doanh nghiệp của bạn và tìm ra những công cụ SEO có thể giúp bạn lập kế hoạch và áp dụng chúng đúng cách.


Trip Kucera, một nhà phân tích nghiên có kinh nghiệm của Aberdeen Group, đã đưa ra những số liệu nghiên cứu về công ty đang tìm kiếm phần mềm SEO cũng như về các nhà cung cấp phần mềm SEO. 35% số tổ chức điều tra trong nghiên cứu này là những nhà cung cấp phần mềm SEO, 65% còn lại là những tổ chức đang muốn mua phần mềm SEO.

Những số liệu thống kê sau của Trip Kucera nên được xem xét khi bạn muốn lựa chọn một giải pháp phần mềm SEO cho website:

- 72% nhà cung cấp cam kết, phục vụ khách hàng là một yếu tố quan trọng. Dịch vụ khách hàng, cũng như sự thích hợp của phần mềm đào tạo SEO là hai yếu tố cần được xem xét khi tiến hành lựa chọn các giải pháp phần mềm SEO.

- Khả năng phân tích, báo cáo của phần mềm là điều kiện tiếp theo nên được xem xét. 87% nhà cung cấp đánh giá cao vấn đề này, trong khi đó chỉ có 73% người mua có suy nghĩ tương tự

- Các công ty phần mềm SEO nên đưa ra và thực hiện những ý tưởng để có thể tối ưu hóa các yếu tố on-page cũng như off-page. Hai yếu tố này được 71% các nhà cung cấp đánh giá cao.

- 50% các nhà cung cấp chỉ ra rằng phân tích tín hiệu xã hội là yếu tố quan trọng khi đánh giá một phần mềm giải pháp SEO. Kucera giải thích trong báo cáo: "công cụ tìm kiếm đã khẳng định rằng, những đề cập thương hiệu (mention) là một yếu tố để đánh giá sự xếp hạng website"

Một số báo cáo cũng chỉ ra rõ, tại sao các công ty nên ưu tiên sử dụng phần mềm quản lí SEO. Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng các công ty sử dụng một giải pháp quản lý SEO sẽ đạt được:

- Tỷ lệ chuyển đổi trang web cao hơn 80% (3,6% so với 2,0%)
- Lưu lượng truy cập đến từ các tìm kiếm từ nhiên tăng 50% (24% so với 16%)
- Traffic truy cập của những người dùng tiềm năng tăng 10% và traffic của người dùng mới tăng 6.7 %

Báo cáo trên cung cấp cái nhìn khá đầy đủ cho các tổ chức để đánh giá các nhà cung cấp phần mềm quản lý SEO hiện tại và các nhà cung cấp mới. Nó cũng chỉ ra xu hướng mà nhiều công ty đang đầu tư vào SEO: "Cũng giống như các phương pháp marketing hiện đại được sử dụng để quản lý marketing email, kiểm soát chiến dịch quảng cáo, thì giải pháp quản lý SEO cung cấp một phương pháp mới để kiểm soát và nâng cao khả năng hiển thị của website trên thị trường tìm kiếm”

gShift Labs là một cái tên luôn được chú ý khi tìm kiếm phần mềm SEO. Trong khi rất nhiều các công ty khác luôn quảng cáo rằng, phần mềm SEO của họ thích ứng với các công ty, doanh nghiệp hàng đầu, thì gShift Labs chỉ đang chứng tỏ họ là nhà cung cấp hàng đầu với những công ty hạng trung, với vốn đầu tư trung bình. gShift Labs có thể cung cấp tất cả các tính năng bình thường như những phần mềm của công ty khác. Ngoài ra, còn có những tính năng nâng cao mà bạn chỉ tìm thấy ở phần mềm của công ty này.

- Bài viết của Chris Adams.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Chia sẻ 88 thủ thuật để tạo nội dung tốt cho bài viết và thúc đẩy traffic cho website của bạn

Tạo dựng nội dung mới, hấp dẫn thường xuyên theo một lịch trình là một công việc không phải dễ thực hiện đối với các Webmaster.

Nội dung mới không những hỗ trợ cho chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mà còn thể hiện tính cộng đồng của bạn: Bạn tích cực, có mặt và tương tác trong ngành và trong cộng đồng địa phương. Đó cũng là một cơ hội lớn để bạn đưa ra những thông tin mới và hữu ích cho khách hàng hiện tại lẫn khách hàng tiềm năng.

Dưới đây là 88 thủ thuật để truyền cảm hứng cho nội dung bài viết mới bạn. Trong 88 thủ thuật này mình chia làm 3 phần: 1. Ý tưởng cho bài viết Blog


2. Ý tưởng cho những hình ảnh (trên mạng xã hội hoặc bài viết trên Blog)


3.Nguồn cảm hứng cho nội dung Video (có thể nhúng vào trong bài viết)

Phần 1: Ý tưởng cho bài viết Blog



Nội dung luôn luôn là số một trong chiến lược SEO



1. Bài viết trên báo địa phương –hãy tóm tắt lại ý chính và đưa ra ý kiến riêng của bạn về các sự việc đang diễn ra ở địa phương.


2. Đặt câu hỏi trên mạng xã hội – những gì mà bạn biết hoặc đối thủ cạnh tranh với bạn muốn biết.


3. Bình luận về bài viết trên blog trước đó của bạn.


4. Quora.com – điều gì đang diễn ra được bàn tán liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay trong ngành của bạn?


5. Các chương trình nói chuyện trên sóng radio địa phương – viết về những chủ đề đang được thảo luận trong cộng đồng, không phải đứng trên quan điểm chính trị mà phát biểu nhưng bạn có thể đặt ra câu hỏi và tạo ra tương tác ngay trên chính blog của bạn.


6. Trả lời những câu hỏi của khách hàng đăng trên blog.


7. Các sự kiện cộng đồng hàng năm – viết về dự định tham gia của bạn như thế nào và đâu là nơi có thể gặp được khách hàng tiềm năng.


8. Cách sử dụng độc đáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn – viết theo kiểu chúng được sử dụng theo cách khác lạ, hài hước hay sáng tạo.


9. Làm sáng tỏ những tin đồn hay những quan niệm không chính xác.


10. Các nguồn thông tin khác – sưu tầm một danh sách thú vị và hữu ích cho người đọc gồm các bài báo, video, website… trong ngành (miễn là không phải của đối thủ)


11. Tổng hợp và chia sẻ các tin tức trong nước và quốc tế về những nhà cung cấp hay những nhà sản xuất của bạn.


12. Tin tức trong ngành– sử dụng Google Alerts để lấy tin tức trong ngành và viết thành một bài viết dạng điểm báo thường xuyên.


13. Giải quyết một vấn đề chung – viết về những vấn đề mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết.


14. Nói chuyện với các nhà cung cấp – họ có sản phẩm sắp ra mắt hay cải tiến sản phẩm? Viết những gì mới nhất về họ.


15. Thu thập tin hot trong ngành trên LinkedIn Group.


16. Case study – chia sẻ những thành công với khách hàng.


17. Tạo hồ sơ nhà cung cấp/nhà sản xuất/nhân vật quan trọng trong ngành – nói cho mọi người biết những người và công ty mà bạn cùng hợp tác cũng như lý do tại sao.


18. Sử dụng công cụ phân tích từ khóa Google Adwords để tìm từ khóa nào đang được người dùng truy cập vào website của bạn và tạo ra nội dung cho từ khóa này.


19. Xem lại các chủ đề hot hoặc những con số trong ngành từ các năm trước và viết một bài xung quanh ý “bây giờ chúng ở đâu”.


20. Nghiên cứu – viết một đánh giá ngắn về một nghiên cứu hay tài liệu công khai gần đây trong ngành.


21. Trích dẫn những câu nói – tìm và lập danh sách những câu nói của các nhân vật lớn trong ngành, có thể tìm thêm trên QuoteGarden.com hoặc BrainyQuote.com.


22. Theo dõi những bài viết trên mạng và viết một bài cảm ơn cho ai đó vì đã có ý kiến tích cực cho bạn, tạo liên kết đến nội dung đó hoặc nhúng liên kết vào blog của bạn.


23. Viết về những cải tiến dịch vụ bạn đang thực hiện.


24. Viết về người nổi tiếng (ví dụ như mr Ngọc với công nghệ Mạ vàng tại Việt Nam, hoặc viết theo chiều hướng tiêu cực đang thu hút sự chú ý của dự luận – Đó là hiệu ứng Bà Tưng. Hoặc Running Man ( Người chạy theo đội tuyển Asenal khi thi đấu tại Việt nam).


25. Chia sẻ những ý tưởng hay nhất mà bạn có sau khi tham gia một sự kiện trong ngành.


26. Tìm kiếm tin tức hot trên Digg hay Reddit về những điều bạn quan tâm để viết bài.


27. Viết mội bài về một điều gì đó mà bạn rút ra được trong tuần hay trong tháng.


28. Sáng tạo nội dung theo chủ đề theo các ngày khác nhau trong tuần, đảm bảo nội dung đồng đều giữa các chủ đề.


29. Thử dùng dịch vụ như BagTheWeb.com để lấy ý tưởng từ những bài viết liên quan đến chủ đề của bạn.


30. Tập hợp lại các bài viết cũ thành từng nhóm liên quan chặt chẽ với nhau và viết những bài tóm tắt chứa những liên kết đưa người đọc đến những bài viết này.


31. Vào những trang như ConstantContent.com xem những người khác viết gì liên quan đến ngành của bạn.


32. Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những tiêu đề bài viết phổ biến của bạn và xem những gợi ý mà bộ máy tìm kiếm đưa ra.


33. Vào trang web của đối thủ – vẫn còn nhiều website sử dụng thẻ meta keywords mặc dù chúng không còn nhiều giá trị làm SEO. Dựa trên những từ khóa họ dùng ta có thể biết ta thiếu từ khóa nào. Để xem những từ khóa này, đơn giản bạn chỉ cần nhấp chuột phải vào trang của họ và chọn “Xem nguồn trang” .


34. Tái sử dụng video bằng cách chuyển chúng lại thành một bài viết.


35. Đọc những đánh giá về sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, lấy ra những than phiền của khách hàng và viết một bài nêu lên sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề đó như thế nào, dĩ nhiên không đề cập trực tiếp đến những đánh giá của đối thủ.


36. Tóm tắt những bài viết dài, phức tạp thành những bài viết ngắn, dễ đọc hơn và liên kết đến bài viết dài để có thêm thông tin chi tiết.


37. Kể một câu chuyện hấp dẫn bằng cách liên hệ bài học từ bài viết của bạn với một câu chuyện cổ tích. Dựa theo cốt truyện để diễn giải bài viết của bạn với người đọc. Ví dụ như bài ” Tôi đi làm SEO – Tâm sự của một SEO ” mà tôi đã từng viết trước đó.


38. Hỏi ý kiến phản hồi về những tính năng mới hay dịch vụ mà bạn đang xem xét bổ sung vào dòng sản phẩm của bạn, bằng cách này bạn không những có thêm nội dung cho blog mà còn có thêm ý kiến từ những người có hiểu biết trong ngành của bạn

Phần 2: Ý tưởng cho những hình ảnh (trên mạng xã hội hoặc bài viết trên Blog)



Content is King. Hãy đầu tư thời gian để viết nội dung cho chất lượng



1. Các hoạt động từ thiện / gây quỹ – bạn có thể có được ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng khi giúp đỡ các tổ chức từ thiện mang thông điệp, sự kiện của họ trải rộng ra thế giới và bạn có nguồn nội dung tuyệt vời là hình ảnh để quảng bá.


2. Ảnh tham gia sự kiện, hoạt động thương mại trong ngành.


3. Các sự kiện trên thế giới liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn – cách Starbucks sử dụng hình các hạt cà phê của họ được trồng và thu hoạch trên khắp thế giới là một ví dụ điển hình. Lĩnh vực nào công ty của bạn có thể tham gia vào?


4. Chụp ảnh người trúng thưởng cuộc thi ngay tại cửa hàng của bạn .


5. Chụp hoặc chia sẻ những bức ảnh của các nhóm thể thao địa phương, các tổ chức hay sự kiện mà bạn có tài trợ.


6. Ảnh người dùng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn (có chú thích ngắn gọn).


7. Tạo biểu đồ hoặc đồ thị hướng dẫn sử dụng chung cho sản phẩm/dịch vụ của bạn (45% sử dụng cách này).


8. Ảnh nhân viên– cho mọi người thấy gương mặt những người làm nên thành công cho công ty của bạn.


9. Tạo biểu đồ hoặc đồ thị dựa trên những thống kê công bố gần đây trong ngành.


10. Chụp ảnh màn hình những cuộc nói chuyện trên Twitter – nếu bạn thấy có cuộc nói chuyện trên những đề tài hot xảy ra và có ảnh hưởng lớn trong hoạt động kinh doanh của bạn, hãy chụp chúng lại và bắt đầu cuộc nói chuyện của bạn.


11. Sử dụng ảnh chụp những cảnh trong video trên các kênh khác nhau mà bạn có.


12. Tìm kiếm bằng Google Hình ảnh hay Flickr xem có những từ khóa nào đem lại lượng truy cập vào blog của bạn và xem những người khác đang làm gì với những hình ảnh với những chủ đề này.


13. Theo chân những người truyền cảm hứng trong ngành và chia sẻ hình ảnh của họ – dùng hình ảnh của họ để tạo thành nội dung cho bạn.


14. Chuyển những FAQ thành những hình ảnh, mỗi một Q & A thành một ảnh đăng thường xuyên lên các kênh mạng xã hội..


15. Dùng Google Analytics để xem người dùng tìm kiếm điều gì đã dẫn họ vào website của bạn và tạo ra những hình ảnh cho các chủ đề này nhằm thu hút nhiều người truy cập hơn.


16. Sử dụng lại một trong những bài viết hay nhất trên blog của bạn dưới dạng một chuỗi các hình ảnh.


17. Những câu chuyện hấp dẫn trên Facebook – đăng nhập vào Facebook để xem những hình ảnh nào của đối thủ và có ảnh hưởng đến trong ngành đăng lên đang nhận được sự tham gia nhiều nhất (bạn phải theo dõi họ để thấy được điều này).


18. Tìm trên Yahoo Answer những câu hỏi liên quan trong ngành chưa được trả lời và tạo hình ảnh trả lời cho các câu hỏi đó.


19. Tạo hình ảnh để mô tả luật hoặc quy định trong công ty của bạn.


20. Kỷ niệm ngày thành lập công ty bằng cách đăng những hình ảnh của công ty trong những năm qua.


21. Hãy nghĩ rằng mỗi hình ảnh là khởi nguồn cho một chuỗi tiếp theo và từng bước xây dựng chúng thành một câu chuyện từ những hình ảnh và ảnh chụp khác.


22. Chỉnh sửa các hình ảnh hiện có (ảnh thuộc quyền sở hữu của bạn) để tạo hài hước hoặc các nội dung độc đáo, hữu ích và vui nhộn.


23. Sử dụng Pinterest để xem loại hình ảnh nào có thể thích hợp với bạn.


24. Thực hiện cuộc thi “Thử thách 30 ngày” trong công ty và đăng lên thường xuyên hình ảnh tiến độ công việc của nhân viên và quá trình quản lý.

Phần 3: Lấy nguồn cảm hứng cho nội dung Video (có thể nhúng vào trong bài viết)

1. Youtube – tạo video hồi đáp lại một video nổi tiếng liên quan đến sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh của bạn.

2. Đánh giá một cuốn sách hoặc video – ghi lại đánh giá của riêng bạn về một cuốn sách hoặc video nổi tiếng trong ngành của bạn.


3. Ghi lại một danh sách 5 đến 10 điều diễn ra trong nước hoặc trong ngành và thêm vào các liên kết dẫn đến nguồn thông tin thêm khi biên tập chúng.


4. Dùng ServeyMonkey hoặc Google Docs để làm khảo sát người đọc hoặc khách hàng và tạo video chia sẻ những phản hồi đó.


5. Tìm một vị khách hoặc nhờ ai đó tham gia vào video và thực hiện phỏng vấn với họ.


6. Xem lại những video cũ nhưng nổi tiếng – mở rộng những video cũ với các tin tức mới và cập nhật liên quan đến chủ đề đó.


7. Tạo video ghi lại quy trình sản phẩm được sản xuất như thế nào hay một ngày làm việc hiệu quả ở doanh nghiệp của bạn.


8. Tập trung vào khách hàng – ghi lại video có yếu tố hài hước về khách hàng: ví dụ như đoạn này là khách hàng trong ngành, đoạn này lại là những doanh nhân, đoạn này lại là khách hàng vào website ít nhất 2 lần trong tháng … Bạn có thể dùng phần mềm như Snagit để làm việc này.


9. Tạo video dự đoán một điều gì đó trong lĩnh vực bạn kinh doanh.


10. Dùng Google Hangout nói chuyện với một số nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc các liên hệ khác và thảo luận những FAQ của khách hàng, sau đó đăng lên YouTube.


11. Xem video của đối thủ để lấy từ khóa họ dùng cho video làm ý tưởng cho bạn.


12. Tạo một video hài hước về cách tại sao khách hàng không thử dùng sản phẩm của bạn – nghĩ đến cuộc vận động của Rona.


13. Gửi lời cảm ơn công khai đến khách hàng vì những bình luận trên mạng xã hội, tạo video gồm những bình luận hay nhất trên mạng xã hội trong tuần hoặc trong tháng đó.


14. Tạo video trả lời cho những câu hỏi trên mạng xã hội.


15. Thử Mind Mapping (bản đồ tư duy) – nhập một vài chủ đề video phổ biến vào MindMeister.com và xem những gì hiện ra.


16. Giải thích nội dung một bản tin hiện thời có ý nghĩa như thế nào đối với khách hàng.


17. Phỏng vấn những khách hàng đặc biệt – có thể là khách hàng ở xa nhất đến với bạn, người trẻ nhất, người lớn tuổi nhất, khách hàng trung thành nhất, khách hàng năng nổ nhất…


18. Kiểm tra trên TheAdFeed.com hoặc AdsOfTheWorld.com để biết những video nào đang phổ biến và vì sao phổ biến.


19. Tạo video hướng dẫn.


20. Những câu hỏi và trả lời Q & A ( Question & Answer ) trong các buổi hội thảo – tạo video trả lời những câu hỏi trong các buổi hội thảo hoặc hội nghị mà bạn tham gia.


21. Thu thập câu hỏi của khách hàng và tạo video thảo luận những phản hồi, đăng câu hỏi lên Google+ hoặc Facebook để xem những người khác nói gì.


22. Tạo video “mẹo nhanh” hoặc “5 điều bạn chưa biết về X”…


23. Tham gia các diễn đàn trong ngành để biết loại câu hỏi nào người dùng đang muốn biết, sau đó tạo video đề xuất giải pháp.


24. Tạo những cuộc gặp gỡ trong ngành, seminar và tạo video dựa trên những điểm nổi bật rút ra từ đó.


25. Đánh giá hoặc làm demo những sản phẩm liên quan có ích cho khách hàng.


26. Tạo những video ngày lễ để giới thiệu nhân viên và gửi lời chúc của họ đến khách hàng, Sử dụng SocialBro.com để xem khách hàng ở các nơi khác nhau quan tâm đến những sự kiện đặc biệt nào.


Một vài ý tưởng ở đây liên quan đến những gì diễn ra trong ngành của bạn – ngay cả khi chúng không liên quan đến công việc kinh doanh thì cũng cho bạn thấy bạn là một thành viên năng động trong cộng đồng. Các ý tưởng khác nhau sẽ cho bạn góc nhìn và gắn kết chủ đề với công việc bạn đang thực hiện.

Điểm chính yếu ở đây là bạn chẳng cần phải lặp lại những cái cũ, làm việc miệt mài trên trang giấy trắng hàng giờ để nghĩ ra cái gì đó để viết. Những ý tưởng và nội dung hiện tại có thể là cảm hứng cho nội dung mới mà không lo ngại là đạo văn hoặc là thông tin cũ, miễn là bạn sáng tạo với chúng!



Mr Khôi Nguyên/ Cnsroad.com

Bạn nghĩ Google Analytics là tất cả về Seo? Hãy nghĩ lại!

Trong bài thuyết trình LinkLove gần đây của ông, Critchlow trình bày ý tưởng về việc trở thành một marketer chuyên nghiệp và đó là một ý tưởng gây tiếng vang tại lớn tại Distilled.

Khi nói đến một nhà marketer thông minh, điều quan trọng ta nghĩ tới đầu tiên là SEO, đặc biệt là Analytics. Thậm chí nếu bạn đã là một SEO-er, bạn vẫn có thể học hỏi từ các kênh và dữ liệu mà nó cung cấp. Nếu khách hàng hoặc công ty của bạn không chỉ đơn thuần làm SEO, đương nhiên họ sẽ phải nổ lực nhiều nhất có thể.



Với module của analytics tại DistilledU, bài viết này giới thiệu về các kênh tiếp thị khác nhau như:
- Organic search
- Paid search and display (Tìm kiếm tính phí và hiển thị)
- Email marketing
- Xã hội
- Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Bây giờ hãy cũng tìm hiểu sâu hơn về chúng

Tìm kiếm tự nhiên (Organic Search)
Chìa khóa để phân tích các nỗ lực SEO của bạn thông qua Google Analytics là đảm bảo rằng các theo dõi được thiết lập một cách chính xác và bạn đang phân chia các dữ liệu bạn muốn một cách thích hợp. Với tất cả các thiết lập này, bạn có thể có được những hiểu biết bạn cần để xác định những hành động mục tiêu. Hãy tìm hiểu qua những hướng dẫn của Google thiết lập các theo dõi của bạn và để tâm tới Google Analytics (bạn cần chọn ra chức năng tiếp thị cho SEO) và xem những gì bảng điều khiển có sẵn mà có thể sử dụng. Nó có thể giúp bạn rút ngắn thời gian với việc thiết lập từ đầu của riêng bạn.

PPC – Pay Per Click
*PPC (pay per click - tính tiền theo click chuột): dịch vụ quảng cáo có thu phí trên từng lần nhấp chuột đại diện là Google Adwords.

Một số tìm kiếm trả tiền mang lại sự tích hợp khá tốt với các nền tảng phân tích. Phổ biến nhất có lẽ là Google Analytics và Google Adwords.

Tuy nhiên, bạn sẽ mất một chút công sức trước khi theo dõi nó một cách chính xác:
- Bạn phải kích hoạt auto-tagging trong tài khoản AdWords của bạn
- Bạn phải áp dụng cost data trong Google Analytics
- Bạn phải liên kết tài khoản Google Analytics và AdWords với nhau

Nếu bạn đang sử dụng các Paid Search khác, bạn có thể phải thiết lập thêm một số thứ nữa. Tôi đã nói về điều này trong một bài đăng trên blog trước đây, về sự khác biệt giữa các chiến dịch trong tài khoản GA của bạn, có thể là SEO, PPC, xã hội ..., điều này rất quan trọng nếu bạn thực sự muốn xác định cái gì thực sự đã thu hút lượt khách truy cập của bạn

Tag post của mình.
Hãy sử dụng trình tạo URL Google để áp dụng PCC tag cho các từ khóa trung bình. Sau đó, khi bạn muốn theo dõi những thành quả hay số lượng lượng truy cập mà nó mang lại cho trang web của bạn, bạn có thể thấy rõ có bao nhiêu người đang theo dõi các liên kết đấy.

Có rất nhiều dữ liệu mà bạn có thể học hỏi
Thậm chí khi bạn đã là SEO-er chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể học hỏi được rất nhiều từ Paid Search, bao gồm cả những từ khóa đang hút lượng nhiều lượng truy cập nhất. Thông tin này sau đó có thể áp dụng ngay vào chiến dịch SEO của bạn và bạn có thể tập trung hơn vào các từ khóa “xu hướng”. hơn là dựa trên những nghiên cứu từ khóa từ công cụ như Google Keyword Tool

Email marketing
Bây giờ, rất nhiều nhà cung cấp email áp dụng phép tích hợp của Google . Chúng tôi rất yêu thích Mailchimp, công cụ cho phép bạn đặt một tiêu đề cá nhân cho chiến dịch của riêng bạn.





Khi bắt đầu phần cài đặt của chiến dịch email, nếu may mắn, ESP của bạn sẽ được cung cấp một số tùy chọn theo dõi. Bạn có thể thấy MailChimp cho phép bạn theo dõi các số liệu thống kê Saleforce. Thêm tiêu đề cho thông điệp cụ thể vào ô thích hợp và sau đó bạn sẽ có thể theo dõi chiến dịch này và xem cụ thể trong Google Analytics. Những hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn một ý tưởng tốt hơn về điều này khi làm việc với bảng điều khiển:





Xã hội
Có hàng trăm cách để đo lường và định lượng những nỗ lực truyền thông xã hội của bạn - với các công cụ miễn phí như True Social Metrics , Followerwon cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về vị trí và mức độ truyền thông của bạn - nhưng điều quan trọng hơn là bạn đang kiểm tra các báo cáo chính xác trong phân tích để xem xét cách mọi thứ đang làm việc . Bất kỳ liên kết trở lại trang Distilled được chia sẻ thông qua mạng xã hội sẽ được xây dựng bằng cách sử dụng “URL Builder” để có thể dễ dàng xác định nguồn.





Ảnh chụp từ màn hình này sẽ cung cấp cho bạn một ý tưởng về những gì tab Google Analytics của công ty . Bằng cách thiết lập một phân đoạn nâng cao trong tab Custom Reporting, bạn có thể theo dõi chi tiết cụ thể, trong trường hợp này là các nguồn lực xã hội. Loại báo cáo tùy chỉnh này cho phép bạn xây dựng hình ảnh gắn kết với xã hội, và điều này thực sự rất đáng giá.

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi – CRO
Điều này có thể không phải là vấn đề mà bạn đang tập trung vào nhưng CRO có thể cung cấp một số hiểu biết thú vị về những từ khóa tốt nhất cho thương hiệu của bạn, lần lượt, sau đó nó có thể được áp dụng vào các chiến dịch tiếp thị khác của bạn chẳng hạn như tìm kiếm ngẫu nhiên và tính phí. Nó cũng có thể giúp bạn hiểu ra nên tập trung vào điều gì trong chiến dịch của bạn, lượt truy cập của bạn đến từ đâu? Những lý do họ không mua sản phẩm của bạn là gì? Có phải truyền thông xã hội chỉ mang lại lưu lượng truy cập mà không phải là chuyển đổi? Nếu có, thì đây là một vấn đề cần được điều tra.

Hãy chắc chắn bạn đã theo dõi thiết lập một cách chính xác trong Google Analytics của bạn. Về cơ bản có hai cách để làm điều này:

+ eCommerce tracking - Việc này được sử dụng rộng rãi bởi các trang web thương mại điện tử và sẽ cung cấp cho bạn một số chi tiết để thêm vào trang web của bạn, giúp bạn theo dõi quá trình mua bán sản phẩm thông qua trang web của bạn và những khách hàng đầu tiên.

+ Goal Tracking - Theo dõi mục tiêu - Nếu bạn không bán một sản phẩm cụ thể, bạn có thể sử dụng nó để giám sát các mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp của bạn có. Nghĩa là chúng ta có thể thiết lập mục tiêu thông qua nó, để theo dõi số lượng người đăng ký DistilledU và điều này sẽ là ,mục tiêu đầu tiên của chúng tôi. Sau đó chúng ta có thể theo dõi để tìm ra những địa điểm mang lại cho chúng ra lượng Sub mới và tập trung sự chú ý của chúng ta vào đấy cho các chiến dịch tiếp thị trong tương lai.

Offline Marketing
Trong quá khứ, thật khó để kết nối Offline Marketing và Online Marketing, nhưng điều đó hoàn toàn có thể. Dưới đây là một vài lĩnh vực mà có thể bạn đang tập trung và theo dõi:

+ Sử dụng hình thức mua bán độc đáo - Bạn sẽ thấy các mã số trên tạp chí khuyến khích bạn mua một sản phẩm với giảm giá đặc biệt, cụ thể cho chiến dịch đó.

+ URL duy nhất - Tương tự với các mã giảm giá, một URL duy nhất sẽ chuyển hướng từ liên kết được liệt kê để các trang web riêng của mình. Đó là một trường hợp đơn giản của việc theo dõi số lần chuyển hướng được sử dụng hoặc số lượng tải trang

+ Chú thích trong Google Analytics - Đây là một điều chúng tôi đã thực hiện ở Distilled. Bằng cách tung ra bản chi tiết về chương trình khuyến mãi hoặc các sáng kiến ​​mới, sau đó nó có thể tạo nên sự biến động lớn trong hiệu suất của bạn cần phân tích mọi thứ

Multi-Channel Funnels trong Google Analytics

Hãy xem video này từ Google Analytics, cơ chế Multi-channel làm việc:







Nó cũng tương đối mới nhưng Universal Analytics cho phép rất nhiều kênh này theo dõi và báo cáo để bạn có thể có được một cái nhìn tổng quát hơn về cách cộng đồng trực tuyến của bạn đã tương tác với thương hiệu, trang web của bạn.

Bạn nghĩ Google Analytics là tất cả về Seo? Hãy suy nghĩ lại!

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn bắt đầu suy nghĩ khác đi, đững mãi nghĩ về bảng xếp hạng tìm kiếm. Chúng tôi muốn nghe suy nghĩ của bạn về cách bạn đang sử dụng Google Analytics cho những nỗ lực marketing của bạn.

- Bài viết của Cheri Percy (distilled).

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Matt Cutts: Tốc độ trang không phải là yếu tố quan trọng trong bảng xếp hạng tìm kiếm trên điện thoại di động

Trong một câu trả lời gần đây, Matt Cutts cho biết tốc độ trang không quan trọng trong điều khoản của một yếu tố xếp hạng tìm kiếm điện thoại di động hơn đối với máy tính để bàn.

Matt Cutts nói:

Không phải với điện thoại di động, chúng tôi cũng không áp dụng [yếu tố xếp hạng tốc độ trang web] nhiều hơn hay ít hơn tìm kiếm máy tính để bàn.

Nhưng Matt Cutts đã nói rằng Google biết người dùng điện thoại di động mong đợi tải trang nhanh hơn, và Google sẽ tiếp tục nhìn vào điều đó. Nếu nó có ý nghĩa đối với họ để tinh chỉnh các thuật toán cho tìm kiếm di động, Google có quyền làm như vậy.

Nghiên cứu về Negative Seo: Hãy kiểm tra backlink

Từ khi Google update lại bản Penguin vào tháng 4 năm 2012, thì cộng đồng SEO vẫn đang tiếp tục tranh cãi về ảnh hưởng của Negative SEO (tạm hiểu là Seo tiêu cực), đó chính là cơ hội cho các đối thủ chỉ ra hàng trăm nghìn các backlink tiêu cực trong 1 website với mục đích làm giảm thứ hạng tìm kiếm tự nhiên của website đó hay thậm chí nặng nề hơn là loại bỏ chúng khỏi việc đánh chỉ mục của Google. Chỉ cần ghé qua Fiverr.com là bạn có thể tìm thấy hàng trăn nghìn link chất lượng thấp chỉ với giá 5$.


negative-seo

Bằng việc cho ra mắt Disavow Links Tool, Google đã thông báo rằng vấn đề trên thực sự là 1 mối hiểm họa và đã cung cấp cho các webmaster công cụ này để giúp bảo vệ website của họ. Nhưng trái lại, nhiều webmaster vẫn cố tình chờ đợi đến tận lúc mà đã quá muộn để sử dụng Disavow Tool. Khi đó họ mới qua lại profile backlink sau đó disavow các liên kết nhưng họ đã bị Google phạt penalty trước rồi. Tóm lại hãy ưu tiên sử dụng Disavow Links Tool trước khi website của bạn tụt hạng trong bảng xếp hạng (Serps).

Backlink audits (tạm hiểu là kiểm tra backlink) cần được bổ sung ngay vào kinh nghiệm của mọi chuyên gia về SEO. Chúng cần tach biệt khỏi các việc bao gồm: nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa onpage và xây dựng liên kết. Theo các cách này, chủ sở hữu của 1 website sẽ xây dựng các liên kết để có được thứ hạng tìm kiếm tự nhiên tốt. Bây giờ các webmaster cũng cần biết quản lý profile backlink của mình để xác định xem links nào dường như có khả năng là links chất lượng thấp để tiến hành disavow chúng càng nhanh càng tốt.

Backlink Audits rất đơn giản: download các backlink của bạn từ tài khoản Google Webmaster hoặc từ 1 công cụ nghiên cứu backlink và hãy chú ý tới các website hướng tới website của bạn. Sau đó kiểm tra chất lượng của những liên kết này ra sao? Có bất cứ liên kết nào xấu không?

Sau khi bạn xác định các liên kết có khả nghi, bạn có thể loại bỏ các links này bằng cách email tới các webmaster của chúng. Nếu cách này không hiệu quả hãy dùng tới Google Disavow Tool và disavow những liên kết này. Với những ai đang cố gắng bảo về website của họ khỏi những ảnh hưởng của các thuật toán và penalties thì Backlink Audits bây giờ sẽ là người bạn tốt nhất của họ.

Nếu website của bạn bị tụt thứ hạng tìm kiếm tự nhiên và mất đi lưu lượng tìm kiếm thì đây chính là phương pháp để xác định xem liệu Negative SEO có phải là thủ phạm gây ra hay không?

Một nạn nhân của Negative SEO?

Google Analytics 2012 vs 2013 Traffic


Một vài tuần trước khi tôi nhận được 1 email từ 1 webmaster mà lưu lượng tìm kiếm của anh ta đã giảm gần 1 nửa trong những ngày update Penguin 2.0.và ta không thể hiểu tại sao. Vậy điều gì đã gây ra sự sụt giảm đáng kể như vậy?

Website này là 1 tạp chí tài chính đã tồn tại gần 15 năm nay với hàng ngàn các thông tin mới, các phân tích, các bài viết evergreen (các bài viết luôn hữu ích ít nhất 1 năm), và không còn gì khác nữa ngoài các liên kết tự nhiên. Trong hơn 1 thập kỉ đó nó luôn xếp hạng cao cho các từ khóa liên quan tới các vấn dề về tài chính – kể các các nền kinh tế của các quốc gia khac cũng như các doanh nghiệp tài chính lớn.

Với hơn 70000 từ khóa "long tail" (từ khóa 4-5 từ trở lên) nó thực sự là 1 website làm tăng giá trị cho các kết quả từ các công cụ tìm kiếm và cũng luôn luôn có các nội dung hay được sử dụng để thu hút các liên kết và được xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm.

Website này đã không nhận được 1 thông báo nào từ Google. Mà bất ngờ phải chịu 1 sự thụt giảm đáng kể về lưu lượng tìm kiếm bắt đầu từ 22 tháng 5, và điều này càng khiên tôi tin hơn rằng họ bị ảnh hưởng bởi Penguin 2.0

Tóm lại, anh ta đã làm đúng với những gì mà Google xem là safe SEO (Tạm hiểu là SEO an toàn): nội dung tuyệt vời, trải nghiệm người dùng tốt, không có các liên kết chất lượng thấp...

Vậy điều gì đã diễn ra với website này? Tại sao nó mất tới 50% lưu lượng tìm kiếm khỏi Google?

Kiểm tra, phân tích backlink

Tôi đã tạo ra 1 báo cáo bằng công cụ LinkDetox để phân tích các backlink này. Và ngay lập tức tôi đã có câu trả lời cho điều này:

Your Average Link Detox Risk 1251 Deadly Risk

Sau đó tôi phân tích sâu hơn nữa, 55% các liên kết của anh ta đều bị nghi ngờ, và 7% trong số này thực sự là liên kết độc hại:

Money vs Brand Keywords

Vậy bước đầu tiên là nghiên cứu 7% các link độc hại này xem cách họ đạt được chúng như thế nào và họ đang trong tình trạng ra sao?

Trong LinkDetox, bạn có thể phân loại các liên kết bằng Link Type vậy nên tôi có thể có được cái nhìn khái quát về các liên kết độc hại này. Theo LinkDetox, các liên kết độc hại là các liên kết từ các domain không được đánh chỉ mục bởi Google cũng như là các liên kết từ các domain mà chất lượng của nó kém, độc hại hay chứa virus.

Ngay lập tức tôi nhận thấy anh ấy có rất nhiều liên kết từ các website kết thúc là IN.PL. Anchor Text của những liên kết này thì lại ở ngay trong tiêu đề trang mà chúng liên kết tới.

Nó dường như là các website này đều tập trung vào cụm "credit cards". Rất dễ để nhận thấy rằng những links này là các liên kết Scrape đã bị loại bỏ vào các URLs spam. Tôi cũng đã thấy rất nhiều domain mà hết hạn và đăng kí lại chỉ với mục đích tạo ra các website được đặt trong các khu mua bán liên kết để kiếm lời.

Từ điều này tôi nhận ra được rằng hầu hết các liên kết độc hại đều là các spam và các liên kết này đều không được tạo ra bởi website chính của chúng. Tôi cũng nhìn thấy rất nhiều liên kết tới các website nổi tiếng khác như entrepreneur.com và venturebeat.com. Đây chính là 1 thủ thuật của các spammer nhằm tăng thêm các liên két vào profile outbound links của họ.

Penguin đã gây ra sự giảm lưu lượng tìm kiếm đáng kể trên?

Tôi tiến hành điều tra hơn nữa vào profile backlink này và kiểm tra các red flags khác:
Tiền và thương hiệu của anh ta trông hoàn toàn ổn!

Money vs Brand Keywords

Tỉ lệ "Follow" links của anh ta hơi cao 1 chút, nhưng điều này được cho rằng đã gây ra các nguồn của các backlink tiêu cực tới website của anh ta:

Follow vs Nofollow Links

Một lần nữa, tôi lại thấy số lượng liên kết văn bản hơi cao của anh ấy so với các đối thủ

http://cms.searchenginewatch.com/IMG/256/268256/metric-comparison-by-link-type-text-image-redirect.png?1377045071

Có 1 phát hiện đáng kể khác đó là Deep Link Ratio, tỉ lệ này quá cao so với những đồng nghiệp khác cùng ngành:

Deep Link Ratio

Sự phân phối liên kết của anh ta theo thứ hạng từ khóa vẫn giữ mức trung bình:

SEMrush Keyword Rankings

Ngạc nhiên rằng, backlink của anh ấy đã xếp hạng TitleRank tốt hơn các đối thủ của anh ta:

metric-comparison-titlerank

Các website bị phạt penalty không xếp hạng cho EMT (Exact Match Title – sự trùng hợp về tiêu đề) của chúng. Phân tích cuối cùng là về sự phân phối PageRank của các backlinks này:

Link Profile by Google PageRank

Mặc dù anh ta đã có 1 số lượng lớn các liên kết chất lượng tốt nhưng tỉ lệ các liên kết không được Google đánh chỉ mục cũng không hề nhỏ. Gần 65% các backlink của các website tới website của anh ta thì không được đánh chỉ mục.

Điều này chỉ ra rằng các chiến lược xây dựng liên kết còn ngheo nàn và chưa có (chưa thuê) các chiến thuật xây dựng liên kết liên quan tới spam hiệu quả.

Trong trường hợp này 1 số lượng lớn các liên kết từ các trang đã bị phạt penalty và không được đánh chỉ mục trong Google, và là trường hợp việc xây dựng liên kết bị tự động hóa bởi các spammer.

Và kết quả là website này được coi là được điều hành bởi các spammer trong lĩnh vực tài chính vậy nên nó phải chịu sự thụt giảm lớn về lưu lượng tìm kiếm của Google.

Tránh Penguin và Penalties cho các liên kết không tự nhiên

Một backlink audit có thể đã giúp website này không bị phạt penalty từ Google và phải giảm tới 50% lưu lượng tìm kiếm. Nếu 1 Backlink Audit được thực hiện, chủ website này có thể đã disavow các liên kết spam này, và loại bỏ chúng.

Khi các liên kết độc hại trên được loại bỏ, thì tất cả các tỉ lệ trên cũng sẽ được bình thường hóa (không còn cao nữa) và website này sẽ không bao giờ bị coi là spam và bị phạt penalty bởi Penguin.

Backlink Audits

Dù cho bạn sử dụng công cụ gì - Ahrefs, LinkDetox, hay OpenSiteExplorer – thì cũng đều quan trong để bạn chạy và đánh giá các liên kết của bạn hàng tháng và từ đó đánh giá được độ bền vững đang có của website của bạn.

Những điều nên làm:
+ Xác định tất cả các backlink từ các website mà không được đánh chỉ mục bởi Google.
+ Tìm kiếm các backlink từ các thư mục bài viết hay thư mục liên kết
+ Xác định các liên kết từ các website mà chưa virus hay chất lượng thấp
+ Tìm kiếm các liên kết phải trả tiền
+ Lập 1 list tất cả các backlink và nhập chúng vào Juice Tool để tìm kiếm các backlink được đánh dấu red flags.
Và cuối cùng bạn sẽ có được 1 bảng gồm các backlink có hại nhất với website của bạn

Đừng để bạn thành nạn nhân của Negative SEO

Negative SEO vẫn hoạt động, đó thực sựu là 1 mối đe dọa với các webmaster. Hãy bỏ ra tiền bạc, thời gian và các nguồn để xây dựng các liên kết chất lượng cao trước khi website của bạn đang xếp top thì đột nhiên bị phạt penalty bởi Google.

Có rất nhiều kẻ xấu làm điều này, và đừng để họ làm mất khả năng hiển thị website của bạn. Hãy thêm Backlink Audits để bảo vệ profie liên kết của bạn hàng tháng và giữ cho lưu lượng tìm kiếm của website của bạn được an toàn. Tôi nghĩ đây là bắt buộc với bất cứ webmaster nào chứ không còn là 1 tùy chọn nào nữa.

- Bài viết của Marcela De Vivo (SEW).