Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Chia sẻ 88 thủ thuật để tạo nội dung tốt cho bài viết và thúc đẩy traffic cho website của bạn

Tạo dựng nội dung mới, hấp dẫn thường xuyên theo một lịch trình là một công việc không phải dễ thực hiện đối với các Webmaster.

Nội dung mới không những hỗ trợ cho chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mà còn thể hiện tính cộng đồng của bạn: Bạn tích cực, có mặt và tương tác trong ngành và trong cộng đồng địa phương. Đó cũng là một cơ hội lớn để bạn đưa ra những thông tin mới và hữu ích cho khách hàng hiện tại lẫn khách hàng tiềm năng.

Dưới đây là 88 thủ thuật để truyền cảm hứng cho nội dung bài viết mới bạn. Trong 88 thủ thuật này mình chia làm 3 phần: 1. Ý tưởng cho bài viết Blog


2. Ý tưởng cho những hình ảnh (trên mạng xã hội hoặc bài viết trên Blog)


3.Nguồn cảm hứng cho nội dung Video (có thể nhúng vào trong bài viết)

Phần 1: Ý tưởng cho bài viết Blog



Nội dung luôn luôn là số một trong chiến lược SEO



1. Bài viết trên báo địa phương –hãy tóm tắt lại ý chính và đưa ra ý kiến riêng của bạn về các sự việc đang diễn ra ở địa phương.


2. Đặt câu hỏi trên mạng xã hội – những gì mà bạn biết hoặc đối thủ cạnh tranh với bạn muốn biết.


3. Bình luận về bài viết trên blog trước đó của bạn.


4. Quora.com – điều gì đang diễn ra được bàn tán liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay trong ngành của bạn?


5. Các chương trình nói chuyện trên sóng radio địa phương – viết về những chủ đề đang được thảo luận trong cộng đồng, không phải đứng trên quan điểm chính trị mà phát biểu nhưng bạn có thể đặt ra câu hỏi và tạo ra tương tác ngay trên chính blog của bạn.


6. Trả lời những câu hỏi của khách hàng đăng trên blog.


7. Các sự kiện cộng đồng hàng năm – viết về dự định tham gia của bạn như thế nào và đâu là nơi có thể gặp được khách hàng tiềm năng.


8. Cách sử dụng độc đáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn – viết theo kiểu chúng được sử dụng theo cách khác lạ, hài hước hay sáng tạo.


9. Làm sáng tỏ những tin đồn hay những quan niệm không chính xác.


10. Các nguồn thông tin khác – sưu tầm một danh sách thú vị và hữu ích cho người đọc gồm các bài báo, video, website… trong ngành (miễn là không phải của đối thủ)


11. Tổng hợp và chia sẻ các tin tức trong nước và quốc tế về những nhà cung cấp hay những nhà sản xuất của bạn.


12. Tin tức trong ngành– sử dụng Google Alerts để lấy tin tức trong ngành và viết thành một bài viết dạng điểm báo thường xuyên.


13. Giải quyết một vấn đề chung – viết về những vấn đề mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết.


14. Nói chuyện với các nhà cung cấp – họ có sản phẩm sắp ra mắt hay cải tiến sản phẩm? Viết những gì mới nhất về họ.


15. Thu thập tin hot trong ngành trên LinkedIn Group.


16. Case study – chia sẻ những thành công với khách hàng.


17. Tạo hồ sơ nhà cung cấp/nhà sản xuất/nhân vật quan trọng trong ngành – nói cho mọi người biết những người và công ty mà bạn cùng hợp tác cũng như lý do tại sao.


18. Sử dụng công cụ phân tích từ khóa Google Adwords để tìm từ khóa nào đang được người dùng truy cập vào website của bạn và tạo ra nội dung cho từ khóa này.


19. Xem lại các chủ đề hot hoặc những con số trong ngành từ các năm trước và viết một bài xung quanh ý “bây giờ chúng ở đâu”.


20. Nghiên cứu – viết một đánh giá ngắn về một nghiên cứu hay tài liệu công khai gần đây trong ngành.


21. Trích dẫn những câu nói – tìm và lập danh sách những câu nói của các nhân vật lớn trong ngành, có thể tìm thêm trên QuoteGarden.com hoặc BrainyQuote.com.


22. Theo dõi những bài viết trên mạng và viết một bài cảm ơn cho ai đó vì đã có ý kiến tích cực cho bạn, tạo liên kết đến nội dung đó hoặc nhúng liên kết vào blog của bạn.


23. Viết về những cải tiến dịch vụ bạn đang thực hiện.


24. Viết về người nổi tiếng (ví dụ như mr Ngọc với công nghệ Mạ vàng tại Việt Nam, hoặc viết theo chiều hướng tiêu cực đang thu hút sự chú ý của dự luận – Đó là hiệu ứng Bà Tưng. Hoặc Running Man ( Người chạy theo đội tuyển Asenal khi thi đấu tại Việt nam).


25. Chia sẻ những ý tưởng hay nhất mà bạn có sau khi tham gia một sự kiện trong ngành.


26. Tìm kiếm tin tức hot trên Digg hay Reddit về những điều bạn quan tâm để viết bài.


27. Viết mội bài về một điều gì đó mà bạn rút ra được trong tuần hay trong tháng.


28. Sáng tạo nội dung theo chủ đề theo các ngày khác nhau trong tuần, đảm bảo nội dung đồng đều giữa các chủ đề.


29. Thử dùng dịch vụ như BagTheWeb.com để lấy ý tưởng từ những bài viết liên quan đến chủ đề của bạn.


30. Tập hợp lại các bài viết cũ thành từng nhóm liên quan chặt chẽ với nhau và viết những bài tóm tắt chứa những liên kết đưa người đọc đến những bài viết này.


31. Vào những trang như ConstantContent.com xem những người khác viết gì liên quan đến ngành của bạn.


32. Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những tiêu đề bài viết phổ biến của bạn và xem những gợi ý mà bộ máy tìm kiếm đưa ra.


33. Vào trang web của đối thủ – vẫn còn nhiều website sử dụng thẻ meta keywords mặc dù chúng không còn nhiều giá trị làm SEO. Dựa trên những từ khóa họ dùng ta có thể biết ta thiếu từ khóa nào. Để xem những từ khóa này, đơn giản bạn chỉ cần nhấp chuột phải vào trang của họ và chọn “Xem nguồn trang” .


34. Tái sử dụng video bằng cách chuyển chúng lại thành một bài viết.


35. Đọc những đánh giá về sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, lấy ra những than phiền của khách hàng và viết một bài nêu lên sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề đó như thế nào, dĩ nhiên không đề cập trực tiếp đến những đánh giá của đối thủ.


36. Tóm tắt những bài viết dài, phức tạp thành những bài viết ngắn, dễ đọc hơn và liên kết đến bài viết dài để có thêm thông tin chi tiết.


37. Kể một câu chuyện hấp dẫn bằng cách liên hệ bài học từ bài viết của bạn với một câu chuyện cổ tích. Dựa theo cốt truyện để diễn giải bài viết của bạn với người đọc. Ví dụ như bài ” Tôi đi làm SEO – Tâm sự của một SEO ” mà tôi đã từng viết trước đó.


38. Hỏi ý kiến phản hồi về những tính năng mới hay dịch vụ mà bạn đang xem xét bổ sung vào dòng sản phẩm của bạn, bằng cách này bạn không những có thêm nội dung cho blog mà còn có thêm ý kiến từ những người có hiểu biết trong ngành của bạn

Phần 2: Ý tưởng cho những hình ảnh (trên mạng xã hội hoặc bài viết trên Blog)



Content is King. Hãy đầu tư thời gian để viết nội dung cho chất lượng



1. Các hoạt động từ thiện / gây quỹ – bạn có thể có được ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng khi giúp đỡ các tổ chức từ thiện mang thông điệp, sự kiện của họ trải rộng ra thế giới và bạn có nguồn nội dung tuyệt vời là hình ảnh để quảng bá.


2. Ảnh tham gia sự kiện, hoạt động thương mại trong ngành.


3. Các sự kiện trên thế giới liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn – cách Starbucks sử dụng hình các hạt cà phê của họ được trồng và thu hoạch trên khắp thế giới là một ví dụ điển hình. Lĩnh vực nào công ty của bạn có thể tham gia vào?


4. Chụp ảnh người trúng thưởng cuộc thi ngay tại cửa hàng của bạn .


5. Chụp hoặc chia sẻ những bức ảnh của các nhóm thể thao địa phương, các tổ chức hay sự kiện mà bạn có tài trợ.


6. Ảnh người dùng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn (có chú thích ngắn gọn).


7. Tạo biểu đồ hoặc đồ thị hướng dẫn sử dụng chung cho sản phẩm/dịch vụ của bạn (45% sử dụng cách này).


8. Ảnh nhân viên– cho mọi người thấy gương mặt những người làm nên thành công cho công ty của bạn.


9. Tạo biểu đồ hoặc đồ thị dựa trên những thống kê công bố gần đây trong ngành.


10. Chụp ảnh màn hình những cuộc nói chuyện trên Twitter – nếu bạn thấy có cuộc nói chuyện trên những đề tài hot xảy ra và có ảnh hưởng lớn trong hoạt động kinh doanh của bạn, hãy chụp chúng lại và bắt đầu cuộc nói chuyện của bạn.


11. Sử dụng ảnh chụp những cảnh trong video trên các kênh khác nhau mà bạn có.


12. Tìm kiếm bằng Google Hình ảnh hay Flickr xem có những từ khóa nào đem lại lượng truy cập vào blog của bạn và xem những người khác đang làm gì với những hình ảnh với những chủ đề này.


13. Theo chân những người truyền cảm hứng trong ngành và chia sẻ hình ảnh của họ – dùng hình ảnh của họ để tạo thành nội dung cho bạn.


14. Chuyển những FAQ thành những hình ảnh, mỗi một Q & A thành một ảnh đăng thường xuyên lên các kênh mạng xã hội..


15. Dùng Google Analytics để xem người dùng tìm kiếm điều gì đã dẫn họ vào website của bạn và tạo ra những hình ảnh cho các chủ đề này nhằm thu hút nhiều người truy cập hơn.


16. Sử dụng lại một trong những bài viết hay nhất trên blog của bạn dưới dạng một chuỗi các hình ảnh.


17. Những câu chuyện hấp dẫn trên Facebook – đăng nhập vào Facebook để xem những hình ảnh nào của đối thủ và có ảnh hưởng đến trong ngành đăng lên đang nhận được sự tham gia nhiều nhất (bạn phải theo dõi họ để thấy được điều này).


18. Tìm trên Yahoo Answer những câu hỏi liên quan trong ngành chưa được trả lời và tạo hình ảnh trả lời cho các câu hỏi đó.


19. Tạo hình ảnh để mô tả luật hoặc quy định trong công ty của bạn.


20. Kỷ niệm ngày thành lập công ty bằng cách đăng những hình ảnh của công ty trong những năm qua.


21. Hãy nghĩ rằng mỗi hình ảnh là khởi nguồn cho một chuỗi tiếp theo và từng bước xây dựng chúng thành một câu chuyện từ những hình ảnh và ảnh chụp khác.


22. Chỉnh sửa các hình ảnh hiện có (ảnh thuộc quyền sở hữu của bạn) để tạo hài hước hoặc các nội dung độc đáo, hữu ích và vui nhộn.


23. Sử dụng Pinterest để xem loại hình ảnh nào có thể thích hợp với bạn.


24. Thực hiện cuộc thi “Thử thách 30 ngày” trong công ty và đăng lên thường xuyên hình ảnh tiến độ công việc của nhân viên và quá trình quản lý.

Phần 3: Lấy nguồn cảm hứng cho nội dung Video (có thể nhúng vào trong bài viết)

1. Youtube – tạo video hồi đáp lại một video nổi tiếng liên quan đến sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh của bạn.

2. Đánh giá một cuốn sách hoặc video – ghi lại đánh giá của riêng bạn về một cuốn sách hoặc video nổi tiếng trong ngành của bạn.


3. Ghi lại một danh sách 5 đến 10 điều diễn ra trong nước hoặc trong ngành và thêm vào các liên kết dẫn đến nguồn thông tin thêm khi biên tập chúng.


4. Dùng ServeyMonkey hoặc Google Docs để làm khảo sát người đọc hoặc khách hàng và tạo video chia sẻ những phản hồi đó.


5. Tìm một vị khách hoặc nhờ ai đó tham gia vào video và thực hiện phỏng vấn với họ.


6. Xem lại những video cũ nhưng nổi tiếng – mở rộng những video cũ với các tin tức mới và cập nhật liên quan đến chủ đề đó.


7. Tạo video ghi lại quy trình sản phẩm được sản xuất như thế nào hay một ngày làm việc hiệu quả ở doanh nghiệp của bạn.


8. Tập trung vào khách hàng – ghi lại video có yếu tố hài hước về khách hàng: ví dụ như đoạn này là khách hàng trong ngành, đoạn này lại là những doanh nhân, đoạn này lại là khách hàng vào website ít nhất 2 lần trong tháng … Bạn có thể dùng phần mềm như Snagit để làm việc này.


9. Tạo video dự đoán một điều gì đó trong lĩnh vực bạn kinh doanh.


10. Dùng Google Hangout nói chuyện với một số nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc các liên hệ khác và thảo luận những FAQ của khách hàng, sau đó đăng lên YouTube.


11. Xem video của đối thủ để lấy từ khóa họ dùng cho video làm ý tưởng cho bạn.


12. Tạo một video hài hước về cách tại sao khách hàng không thử dùng sản phẩm của bạn – nghĩ đến cuộc vận động của Rona.


13. Gửi lời cảm ơn công khai đến khách hàng vì những bình luận trên mạng xã hội, tạo video gồm những bình luận hay nhất trên mạng xã hội trong tuần hoặc trong tháng đó.


14. Tạo video trả lời cho những câu hỏi trên mạng xã hội.


15. Thử Mind Mapping (bản đồ tư duy) – nhập một vài chủ đề video phổ biến vào MindMeister.com và xem những gì hiện ra.


16. Giải thích nội dung một bản tin hiện thời có ý nghĩa như thế nào đối với khách hàng.


17. Phỏng vấn những khách hàng đặc biệt – có thể là khách hàng ở xa nhất đến với bạn, người trẻ nhất, người lớn tuổi nhất, khách hàng trung thành nhất, khách hàng năng nổ nhất…


18. Kiểm tra trên TheAdFeed.com hoặc AdsOfTheWorld.com để biết những video nào đang phổ biến và vì sao phổ biến.


19. Tạo video hướng dẫn.


20. Những câu hỏi và trả lời Q & A ( Question & Answer ) trong các buổi hội thảo – tạo video trả lời những câu hỏi trong các buổi hội thảo hoặc hội nghị mà bạn tham gia.


21. Thu thập câu hỏi của khách hàng và tạo video thảo luận những phản hồi, đăng câu hỏi lên Google+ hoặc Facebook để xem những người khác nói gì.


22. Tạo video “mẹo nhanh” hoặc “5 điều bạn chưa biết về X”…


23. Tham gia các diễn đàn trong ngành để biết loại câu hỏi nào người dùng đang muốn biết, sau đó tạo video đề xuất giải pháp.


24. Tạo những cuộc gặp gỡ trong ngành, seminar và tạo video dựa trên những điểm nổi bật rút ra từ đó.


25. Đánh giá hoặc làm demo những sản phẩm liên quan có ích cho khách hàng.


26. Tạo những video ngày lễ để giới thiệu nhân viên và gửi lời chúc của họ đến khách hàng, Sử dụng SocialBro.com để xem khách hàng ở các nơi khác nhau quan tâm đến những sự kiện đặc biệt nào.


Một vài ý tưởng ở đây liên quan đến những gì diễn ra trong ngành của bạn – ngay cả khi chúng không liên quan đến công việc kinh doanh thì cũng cho bạn thấy bạn là một thành viên năng động trong cộng đồng. Các ý tưởng khác nhau sẽ cho bạn góc nhìn và gắn kết chủ đề với công việc bạn đang thực hiện.

Điểm chính yếu ở đây là bạn chẳng cần phải lặp lại những cái cũ, làm việc miệt mài trên trang giấy trắng hàng giờ để nghĩ ra cái gì đó để viết. Những ý tưởng và nội dung hiện tại có thể là cảm hứng cho nội dung mới mà không lo ngại là đạo văn hoặc là thông tin cũ, miễn là bạn sáng tạo với chúng!



Mr Khôi Nguyên/ Cnsroad.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét